MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp thời hội nhập và chữ “Tín” trong kinh doanh

25-03-2018 - 08:00 AM | Bất động sản

Giữa thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt không chỉ đón đầu xu thế, nắm bắt cơ hội mà còn phải chú trọng yếu tố văn hóa để hướng đến sự phát triển bền vững.

Uy tín là tiêu chí để trụ vững trên thương trường

Với cách mạng công nghệ 4.0, mọi người kết nối với thông tin nhanh chóng. Trong điều kiện đó góp phần tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp và đưa tên tuổi thương hiệu phổ biến rộng rãi, vương ra phạm vi rộng hơn. Nhờ vậy, cơ hội phát triển kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hoạt động trong thị trường mở đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, tăng tính minh bạch, chuyên nghiệp và đạt chuẩn quốc tế.

Nói về uy tín, không chỉ đợi đến thời điểm này, các doanh nghiệp mới chú ý tới. Thực tế, vấn đề đã được các doanh nghiệp nhận thức trong nhiều năm qua. Điều đó diễn tiến càng rõ ngay trên thị trường bất động sản, khi các doanh nghiệp phát triển dự án không ngừng nỗ lực chăm chút cho sản phẩm, đầu tư các tiện nghi phục vụ cuộc sống cho các sản phẩm mình tạo ra.

Chính uy tín đã tiếp thêm động lực bằng sự đồng hành của khách hàng cho các doanh nghiệp vượt qua những lúc khó khăn. Điển hình như Phát Đạt, nếu cách đây vài năm, thị trường chứng kiến một “ông lớn” đang chao đảo thì hiện nay, Phát Đạt đã vững vàng và đang vươn mình mạnh mẽ.

Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của công ty này đạt 551 tỷ đồng, tăng tới 81% so với năm 2016. Từ trong khó khăn tài chính, Phát Đạt đã bước ra và giữ đúng cam kết tại Đại hội đồng Cổ đông, trả dứt nợ cho Ngân hàng Đông Á trước ngày 31/12/2017. Quý I/2018 cũng chứng kiến những thương vụ mua bán sôi động của nhà đầu tư ngoại đối với cổ phiếu Phát Đạt trên sàn chứng khoán.

Xây dựng chữ Tín để vừa đối nội, vừa đối ngoại

Giờ đây, người mua nhà khó tính hơn, các doanh nghiệp bất động sản càng nỗ lực hơn khi sức ép cạnh tranh không chỉ từ ở khối doanh nghiệp trong nước mà còn phải so kè với các thương hiệu bất động sản ngoại gia nhập vào thị trường. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) “rót” vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký FDI của cả nước. Trước đó, trong năm 2017, thị trường bất động sản cũng đã thu hút đuợc 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn FDI đăng ký.

Với nhu cầu nhà ở còn lớn cùng với thu nhập của người ngày càng cải thiện, nên ngoài nhà ở, nhu cầu về nghỉ dưỡng, đầu tư cũng tăng cao. Đó là những yếu tố để có thể dự báo thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khả năng phát triển mạnh mẽ và ổn định.

Cơ hội không thiếu nhưng sự cạnh tranh là thực tế, bởi vậy, những ngày đầu năm 2018, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có các khuyến nghị đến các doanh nghiệp. Theo HoREA, doanh nghiệp hãy đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình thi công, tiến độ bàn giao nhà… Có thể thấy, những vụ “lùm xùm” thời gian qua trên thị trường về cách làm ăn không đàn hoàng như vụ việc địa ốc Alibaba đã làm lung lay niềm tin khách hàng, ảnh hưởng đến toàn ngành bất động sản.

Doanh nghiệp thời hội nhập và chữ “Tín” trong kinh doanh - Ảnh 1.

The EverRich Infinity - một dự án BĐS nổi bật trong năm 2017, bởi chỉ mất 2 năm từ lúc chính thức công bố cho đến khi trao sổ hồng cho cư dân.

Bất động sản vẫn luôn được coi là “miếng bánh” khó ăn với đặc thù “lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn”. Văn hóa của người Á Đông vốn coi nhà đất là tài sản vững bền qua mọi thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp nào tạo được tiếng thơm bằng cung cách làm ăn ngay thẳng, minh bạch, uy tín thì ắt được lựa chọn và tin tưởng.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh không riêng gì bất động sản, với ngành nghề nào kinh doanh, người tham gia cuộc chơi muốn bền vững đều phải lấy chữ Tín làm trọng, điều ấy càng đặc biệt ý nghĩa khi đã bước vào cuộc chơi toàn cầu.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên