Doanh nghiệp trả lương cho người lao động không kèm theo bảng kê chi tiết là trái luật
Tính từ ngày 1/1/2021, người lao động có thêm nhiều quyền lợi mới theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 so với trước đây. Đặc biệt, có thể kể đến quyền lợi được thông báo bảng kê chi tiết cho mỗi lần nhận lương.
- 17-07-2021Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Thủ tướng đã phải đi đến quyết định khó khăn, nhưng rất cần lúc này là yêu cầu 19 tỉnh giãn cách theo Chỉ thị 16'
- 17-07-2021Chênh lệch mức lương thấp nhất với sinh viên mới ra trường tại Việt Nam và các nước khác ra sao?
- 17-07-2021CNBC: SPAC - Xu hướng từng nóng ở Phố Wall đang dần chuyển sang Việt Nam
Cụ thể, theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
So với trước đây, Bộ luật Lao động 2012 không quy định người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ vào mỗi lần trả lương. Do đó, quy định này không bắt buộc nên chỉ một số ít người sử dụng lao động thực hiện việc gửi bảng kê cho người lao động.
Nhưng tính từ kỳ trả lương tháng 1/2021, khi trả lương cho người lao động, doanh nghiệp phải kèm theo bảng kê chi tiết cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Với quy định bắt buộc này, người lao động sẽ biết chính xác tiền lương của mình được trả và bị trừ như thế nào, đây cũng là quyền lợi của mỗi người lao động.
Bên cạnh việc trả lương cho người lao động phải kèm theo bảng kê chi tiết, tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 cũng đã bổ sung thêm một quyền lợi của người lao động khi nhận lương so với quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể:
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Do vậy, theo quy định trên, trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp (thông thường.
Quy định này sẽ áp dụng cho người lao động nhận lương bằng tiền mặt vì các lý do như bị bệnh, đi công tác xa hoặc bị trở ngại nào đó không thể đến công ty nhận lương trực tiếp). Song, đây không phải là quy định bắt buộc nên doanh nghiệp có quyền không đồng ý trả lương cho người được người lao động ủy quyền.