Doanh nghiệp Trung Quốc nói gì về loạt giao dịch "bán nhầm" hàng chục nghìn cổ phiếu gần đây?
Trong thời gian gần đây, cổ đông lớn của hàng loạt doanh nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc đã đặt lệnh bán rất nhiều lệnh có khối lượng lớn bất thường, nhưng sau đó họ nói họ đã "nhầm".
- 10-09-2020Đồng lòng rời Trung Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản hàng loạt xếp hàng xin trợ cấp
- 09-09-2020Các công ty Mỹ ở Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi về nước của ông Trump, nếu đi, Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu
- 09-09-2020Hết "tuần trăng mật", Đức cho Trung Quốc nếm "trái đắng": Các công ty Đức lo mất thị trường béo bở?
- 09-09-2020Góc khuất nghề nghiệp: 10 sự thật bất ngờ về streamer - công việc "hái ra tiền" bao người mơ ước ở Trung Quốc
- 08-09-2020TTCK Trung Quốc: Không phải công nghệ, một quả bong bóng đáng sợ hơn đang được thổi phồng bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp
Ảnh: Fortune
Nhiều công ty đại chúng tại Trung Quốc đã công bố chi tiết giao dịch cổ phiếu bất thường trong vài tuần qua.
Theo CNBC, công ty Shenzhen Changfang, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm LED, công bố một cổ đông cả công ty có tên Nie Xianghong đã bán nhầm 16.000 cổ phiếu bởi gõ sai phím máy tính. Một trong 10 cổ đông khác của công ty, người nắm 11% cổ phần, cũng đã có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu khoảng 3%.
Trong biên bản công bố vào ngày thứ Hai sau khi quản lý sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến thể hiện quan điểm lo ngại, đại diện công ty khẳng định không hề có hành vi giao dịch nội gián hoặc thao túng giá cổ phiếu.
Cũng trong biên bản giải trình mà công ty công bố, ông Li và một số nhà đầu tư lớn khác chưa hoàn thành xong kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu. Giá cổ phiếu của công ty trong khoảng thời gian từ ngày 2/9/2020 đến ngày 7/9/2020 đã tăng gấp đôi dù rằng công ty công bố doanh thu sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến một số thị trường quan trọng của công ty Changfang như Ấn Độ.
Trong năm nay, theo thống kê, lỗi giao dịch của nhiều cổ đông các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục đã tăng chóng mặt. Chỉ số CSI 300 của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 12% còn chỉ số Shanghai Composite đã tăng hơn 7% tính từ đầu năm đến nay.
Trong năm nay, cơ quan quản lý đã đẩy mạnh những nỗ lực mở cửa thị trường tài chính nội địa với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hủy bỏ hạn chế niêm yết và giao dịch cổ phiếu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích thị trường cho rằng cần đến những biện pháp chặt chẽ hơn với hành vi gian lận cổ phiếu để thị trường Trung Quốc có thể phát triển hơn.
Theo thông tin công bố, việc bán cổ phiếu diễn ra tại cả công ty quy mô nhỏ và công ty lớn.
Cũng theo công ty Sany Heavy Industry, một công ty hàng đầu trong sản xuất máy xây dựng, vào ngày thứ Sáu công bố do lỗi giao dịch, cổ đông Mao Zhongvu đã bán ra thêm 96.700 cổ phiếu hơn so với nhu cầu bán thực tế.
Ông Mao là một trong mười cổ đông lớn nhất của công ty Sany, cổ đông này sẽ phải chịu phạt 300.000 nhân dân tệ do hành vi bán cổ phiếu trái luật này, theo hồ sơ công bố của doanh nghiệp.
Còn công ty chuyên cung cấp màn hình LCD cho tivi, Jiangsu Lettall Electronic, trong hồ sơ giải trình ngày 3/9/2020 cho biết cựu chủ tịch ban kiểm soát của công ty, đã bán nhầm 42.000 cổ phiếu trước thời hạn cho phép được bán. Trước đó vào ngày 1/9/2020, công ty TCL Technology công bố cổ đông Li Dongsheng cũng bấm nhầm khi giao dịch vì vậy đã bán nhầm 5 triệu cổ phiếu.
Gần đây, giới chức Trung Quốc đã có một số động thái tích cực trong việc mở cửa thị trường tài chính đón nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên để nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào thị trường này, sẽ cần đến nhiều biện pháp cứng rắn để minh bạch hóa thị trường.
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc mở cửa thị trường vốn và đẩy mạnh các biện pháp cải tổ để thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài, theo Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, ông Fang Xinghai.
Theo Bloomberg dẫn tuyên bố của ông tại sự kiện diễn đàn tài chính quốc tế thường niên năm 2020 tổ chức ngày hôm nay tại Bắc Kinh, cơ quan quản lý sẽ đẩy mạnh mở rộng phạm vi đầu tư trong chương trình kết nối chứng khoán với Hồng Kông, đồng thời cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua thêm sản phẩm hàng hóa tương lai.
Nhiều quan chức khác đang có kế hoạch thông báo sửa đổi một số quy định áp dụng với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài càng sớm càng tốt để giúp thu hút thêm nhiều vốn đầu tư vào Trung Quốc. Hiện tại, nhà đầu tư ngoại đang nắm chỉ 4,7% cổ phiếu Trung Quốc đang lưu thông, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 30% tại Nhật và Hàn Quốc.
Ông Fang khẳng định vẫn còn tiềm năng lớn trong thu hút vốn ngoại.
Trung Quốc đang mở cửa thị trường tài chính trong năm nay để cho phép thêm nhiều tổ chức tài chính phố Wall như Goldman Sachs được quyền nắm toàn bộ liên doanh tại Trung Quốc, điều này sẽ giúp Trung Quốc hút thêm được vốn đầu tư và tăng cường cạnh tranh trong ngành tài chính nội địa.
Động thái của phía Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại cho đến chính sách liên quan đến Hồng Kông. Chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc trong năm nay nhiều khả năng sẽ tăng trưởng thấp nhất trong 4 thập kỷ.
Nhịp sống doanh nghiệp