MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp Việt Nam “hụt hơi” với chi phí lãi vay

31-03-2022 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Doanh nghiệp Việt Nam “hụt hơi” với chi phí lãi vay

Khi đề cập đến giao dịch liên kết hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến hoạt động chuyển giá và quan niệm cho rằng giao dịch liên kết chỉ liên quan đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hoạt động bằng vốn vay ngân hàng, với mức vốn vay lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu nên nhiều doanh nghiệp được xác định có mối quan hệ giao dịch liên kết, khi vốn vay ngân hàng vượt 25% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.

Các doanh nghiệp được xác định có mối quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết khi vay vốn thì doanh nghiệp phải xác định chi phí lãi vay được trừ trong kỳ tính thuế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp nộp thuế. Đồng thời phần lãi vay không được trừ sẽ chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, thời gian chuyển liên tục không quá 5 năm. Nội dung này thường được gọi là chi phí lãi vay của doanh nghiệp có quan hệ liên kết không vượt quá 30% EBITDA (Earning before interest, depreciation) trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mặc khác, nếu EBITDA doanh nghiệp bị âm (tức doanh nghiệp hoạt động bị lỗ) thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ không được chiết trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đây là điểm doanh nghiệp Việt Nam "hụt hơi" trong chi phí đi vay. Với quy định này thì góc độ về thuế chưa quan tâm đến rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, tức rủi ro kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam “hụt hơi” với chi phí lãi vay - Ảnh 1.

Theo quan điểm cá nhân, việc xác định các bên có quan hệ liên kết theo quy định về vốn vay giữa doanh nghiệp và ngân hàng chiếm 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay là chưa phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít doanh nghiệp tồn tại và phát triển dựa hoàn toàn vào vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có thể huy động vốn vay từ ngân hàng, quỹ tín dụng, các cá nhân… số tiền vay lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu nhưng hoàn toàn không có hoạt động chuyển giá. Đồng thời doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không đủ điều kiện, không đủ lớn để thực hiện chuyển giá.

Tác giả Võ Phan Sử - CPA 25 năm kinh nghiệm chuyên ngành.

Giám đốc công ty kiểm toán AS.

Công ty Kiểm toán AS (AS) được thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2000, thuộc top các công ty có thâm niên trong ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, Kiểm toán AS đã từng bước khẳng định nội lực và tầm vóc của một thương hiệu bền vững.

Địa chỉ: 63A Võ Văn Tần, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84 (028) 39301277, Website: kiemtoanas.com.vn

https://cafef.vn/doanh-nghiep-viet-nam-hut-hoi-voi-chi-phi-lai-vay-20220330132738492.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên