Doanh nghiệp Việt ngành nghề 'độc, lạ' kiếm bộn tiền trong quý III/2022
Nhiều doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh độc, lạ ghi nhận KQKD tăng trưởng tốt. Ảnh: MyWay.
Với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực chuyên biệt, nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh quý III/2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
- 30-11-2022Profile các nhà tư vấn tái cấu trúc Novaland: 1 công ty tư vấn toàn cầu, 1 hãng luật góp mặt tại loạt thương vụ M&A tỷ đô của Masan, VPBank
- 30-11-2022Top 10 ngành logistics năm 2022: Gemadept, Viettel Post, PV Trans tuột ngôi vương, xuất hiện nhiều gương mặt mới
- 30-11-2022Sau 1 năm bán sữa ngô và sữa đậu xanh "tươi mát", liên doanh của Vinamilk và Kido đang làm ăn ra sao?
Lãi lớn nhờ... bán bột sắn, giấy vàng mã
CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX: CAP) tiền thân là Nhà máy giấy Yên Bái được thành lập từ năm 1972. Đến năm 1994, công ty được thành lập lại và đổi tên là Công ty chế biến lâm nông sản thực phẩm Yên Bái và sang năm 2004 thì cổ phần hoá. CAP là doanh nghiệp chuyên sản xuất vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, sản xuất tinh bột sắn, tinh dầu quế, bã sắn….
BCTC tổng hợp niên độ 2021-2022 (từ ngày 1/10/2021 – 30/9/2022) đã kiểm toán cho thấy doanh thu thuần CAP đạt 657 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi các chi phí, lãi ròng công ty là 106 tỷ đồng, tăng hơn 85%.
Trong cơ cấu doanh thu, tinh bột sắn là mảng kinh doanh chính trong 9 tháng 2022 khi đạt 383,2 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng doanh thu; trong khi đó mảng giấy vàng mã 108,2 tỷ đồng, chiếm 16,5% cơ cấu doanh thu.
Đòn bẩy nợ của CAP khá thấp khi tổng nợ phải trả tại ngày 30/9/2022 là 38,8 tỷ đồng (trong đó 38,7 tỷ đồng là nợ ngắn hạn), tăng 5 tỷ đồng so với số đầu năm. Vốn chủ sở hữu công ty đạt 194,2 tỷ đồng (tăng 62,5%). Tính ra, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu công ty chỉ vỏn vẹn gần 0,2 lần.
Doanh nghiệp sản xuất bao cao su lãi hàng chục tỷ sau 10 tháng kinh doanh
CTCP Merufa (UPCOM: MRF) tiền thân là xí nghiệp cao su Y tế, được Bộ Y tế thành lập từ năm 1987 với nhiệm vụ là sản xuất bao cao su tránh thai và các sản phẩm cao su y tế khác cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Xí nghiệp Cao su Y tế ra đời là kểt quả của sự hợp tác giữa Tổ chức Dân số Thế giới - UNFPA (Liên Hợp Quốc) và Chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp kỹ thuật do Tổ chức PIACT (văn phòng chính phủ ở Seattle - WA - Hoa Kỳ).
Đến tháng 12/2002, xí nghiệp Cao su Y tế chuyển thành CTCP Merufa. Ngày 12/12/2017, Merufa chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM với mã là MRF.
Merufa được biết đến là đơn vị cung cấp cho thị trường sản phẩm bao cao su tránh thai chế tạo từ cao su thiên nhiên của Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng y tế quan trọng khác như găng tay phẫu thuật, nút chai kháng sinh, chai chuyền dịch sản xuất từ cao su tổng hợp hay một số loại ống thông và ống Penrose.
Trong 10 tháng năm 2022, doanh thu công ty đạt 172,4 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi ròng 15,3 tỷ đồng, giảm gần 35%. Tính ra, doanh thu và lợi nhuận MEF lần lượt hoàn thành 58,2% kế hoạch năm và 69,7% chỉ tiêu năm.
Doanh nghiệp chỉ xây bể bơi, công viên nước cho các ông lớn
Chọn kinh doanh ngành hiếm trên thị trường (tổng thầu thiết bị giải trí cao cấp), mới chỉ có mặt trên thị trường hơn 7 năm, song CTCP Đầu tư công nghệ HVC (HoSE: HVH) đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt và thi công các công trình bể bơi, công viên nước, thủy cung đại dương, sân trượt băng nghệ thuật, các loại trò chơi mạo hiểm, công nghệ xử lý nước….
HVC được thành lập năm 2010, với xuất phát điểm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vui chơi giải trí. Đến năm 2016, HVC mới mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, khi gia nhập thị trường cơ điện M&E.
Tương tự ông lớn như Coteccons, HVC là tổng thầu thiết bị vui chơi giải trí cao cấp và M&E của hàng chục dự án thuộc Tập đoàn VinGroup trải dài từ Bắc vào Nam. HVC từng cung cấp thiết bị bể bơi tại Việt Nam cho nhiều dự án lớn như: Công viên nước Đại Dương – Sungroup; Casino Phú Quốc – Vingroup; Mường Thanh; Thái Bình – Công ty Tân Binh; cùng nhiều đài phun nước, bể cảnh các khu GYM Spa tại các resort, khu vui chơi….
HVC còn "lấn sân” lĩnh vực cơ điện và tham gia hạng mục M&E tại một số dự án như Vinhomes Riverside, Vinmart - Vincom Hà Tĩnh, The Harmony, Vinpearl Cửa Sót, Vinhomes Golden River, Vinhomes Imperial Hải Phòng… HVC có một hợp đồng M&E trị giá 100 tỷ đồng tại dự án Vinhomes Imperial Hải Phòng với 75% giá trị thực hiện trong năm 2018.
Trong quý III/2022, doanh thu công ty tăng mạnh 203% so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 108 tỷ đồng; lãi ròng 7,9 tỷ đồng, tăng gấp 5,3 lần. Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu HVH đạt 292,4 tỷ đồng, tăng gần 55,4%; lãi sau thuế 18,3 tỷ đồng, tăng gần 42%.
Doanh nghiệp bán dây thừng gặp khó vì giá xăng dầu tăng cao
CTCP Siam Brothers Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Siam Brothers Việt Nam, được thành lập năm 1995 với 100% vốn đầu tư của Công ty Siam Brothers Group (Thái Lan). Siam Brothers Group là nhà sản xuất hàng đầu về ngư lưới cụ tại Thái Lan, với gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dây thừng, lưới đánh cá phục vụ cho ngành đánh bắt thủy, hải sản, vận tải biển, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp....
Siam Brothers Việt Nam trở thành công ty đại chúng kể từ ngày 7/9/2016. Sau đó không lâu, tháng 5/2017, công ty đưa cổ phiếu lên sàn HOSE giao dịch với mã là SBV.
Siam Brothers Việt Nam chuyên sản xuất dây thừng với thương hiệu Con Gà và Hải Mã, cùng với một số sản phẩm khác như dây cột chuối, dây cột rơm, bóng đèn, nhớt... Dù vậy, doanh thu chủ lực của công ty vẫn đến từ dây thừng.
Trong quý III/2022, doanh thu SBV đạt 109,6 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi các chi phí, lãi ròng SBV còn hơn 4,3 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần.
SVB cho biết doanh thu/lợi nhuận công ty tăng mạnh nhờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đây là khoản lợi nhuận không thường xuyên. Nhìn chung, tình hình kinh doanh công ty trong kỳ vẫn gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, nguồn cung xăng dầu bị hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngư nghiệp.
Có thể thấy, lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu SBV đạt 334,1 tỷ đồng, tăng nhẹ 8%; lãi ròng hơn 2 tỷ đồng, giảm 84,4%.
Độc quyền chiếu xạ thủy sản
Bà Võ Thùy Dương (sinh năm 1991) – Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT CTCP Chiếu xạ An Phú (HoSE: APC) được đánh giá là là một trong những tỷ phú 9X bí ẩn trên sàn chứng khoán. Trở thành cổ đông lớn, sở hữu 40,46% vốn cổ phần doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ hoa quả và thủy sản lớn nhất Việt Nam, bà Võ Thùy Dương sau đó đã dần giữ các vị trí chủ chốt của công ty này.
Tại Việt Nam, có 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ là Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú, Thái Sơn, Sơn Sơn và Vina Gama. Trong đó, APC và Công ty TNHH Thái Sơn hiện đang chiếm lĩnh, độc quyền trong lĩnh vực chiếu xạ thủy sản xuất khẩu.
APC được thành lập năm 2003 với vốn điều lệ hiện nay là 120 tỷ đồng. Chiếu xạ là một ngành tương đối đặc thù với rất ít doanh nghiệp được cấp phép hoạt động.
Quý III/2022 ghi nhận doanh thu thuần APC đạt hơn 38 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi ròng gần 803 triệu đồng, tăng 7,1 tỷ đồng về giá trị tuyệt đối khi quý III/2021 lỗ 6,3 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần APC đạt 107,4 tỷ đồng, tăng gần 15%; lãi ròng 845,6 triệu đồng, giảm 67,5%.
Nhà đầu tư