Doanh nghiệp Việt sản xuất thành công Chloramine B, chất phun khử trùng diệt khuẩn virus Corona
Thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu Chloramine B từ các nước tiên tiến dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ chất khử trùng, đẩy giá hợp chất này lên mức cao nhất do dịch bệnh Covid 19 hoành hành trên toàn cầu.
- 16-07-2020Hóa chất Đức Giang (DGC) chốt quyền nhận cổ tức năm 2019 tỷ lệ 20%
- 15-07-2020Hóa chất Đức Giang (DGC) lãi 469 tỷ đồng nửa đầu năm, hoàn thành 67% kế hoạch
- 28-05-2020Chủ tịch DGC: Lợi nhuận cả năm có thể đạt 1.000 tỷ đồng, chuyển sang HoSE trong tháng 6
Cloramin B là một loại hóa chất thường được chính phủ và các tổ chức y tế thế giới đang sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có ở trong không khí và nước. Thành phần hóa học chủ yếu là sodium benzensulfochleramin với công thức C6H5SO2NClNa.3H20. Trong đó, có chứa khoảng 25% ion Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động, có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn. Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn phổ rộng, nha bào, nấm, virus lên đến 99,9%.
Thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu Chloramine B từ các nước tiên tiến dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ chất khử trùng, đẩy giá hợp chất này lên mức cao nhất do dịch bệnh Covid 19 hoành hành trên toàn cầu. Hợp chất Chloramine B được dùng trên các xe chuyên dụng để phun khử khuẩn đường phố, nhà cửa, khu vực sinh sống của các bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Corona.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang công bố đã phát triển thành công hợp chất ChloramineB, đủ khả năng đáp ứng với số lượng lớn, đảm bảo cả về chất và lượng cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
CTCP Tập đoàn hóa chất Đức Giang, tiền thân là CTCP Bột giặt và hóa chất Đức Giang có nhà máy sản xuất tại Lào Cai, hoạt động kinh doanh chính là sản xuất phốt pho vàng và bột giặt, chất tẩy rửa... Cổ phiếu DGC của công ty vừa chuyển sàn từ sàn Hà Nội sang sàn HoSE vào cuối tháng 7 vừa qua.
6 tháng đầu năm 2020, DGC đạt doanh thu hơn 3.096 tỷ đồng, tăng 24,5% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm xấp xỉ 76% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2020 đạt gần 469 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, tăng 67,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 444 tỷ đồng. EPS đạt 2.811 đồng.
Năm 2020, Công ty dự kiến đạt 6.084 tỷ đồng doanh thu, tăng gần nghìn tỷ đồng so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 700 tỷ đồng, tăng 22,5%, phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 30%.
Tình hình tài chính của DGC khá lành mạnh, tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản gần 5.500 tỷ, tăng 777 tỷ so với đầu năm, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên tới 1.524 tỷ đồng. Hàng tồn kho 647 tỷ đồng, giảm so với số đầu năm là 808 tỷ. Công ty không vay nợ dài hạn, chỉ vay nợ ngắn hạn 1.141 tỷ, tăng hơn 400 tỷ so với đầu năm. Vốn điều lệ của công ty là 1.293 tỷ, thặng dư vốn cổ phần 1.786 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối 1.094 tỷ. DGC vừa chốt quyền chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu.
Quý 3/2020, DGC cho biết sẽ hoàn chỉnh thủ tục giấy phép khai thác dự án mỏ Apatit – khai trường 25 vào tháng 8 và dự kiến tháng 9/2020 thực hiện khai mỏ. Với dự án Đức Giang Nghi Sơn, dự kiến động thổ vào tháng 10/2020, trong đó giải phóng mặt bằng 30 ha.
Kế hoạch sản xuất trong quý 3/2020 của DGC
Tháng 5 vừa qua, DGC đã thành lập công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn (DNC) tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng nhằm triển khai Tổ hợp hóa chất Đức Giang - Nghi Sơn, với quy mô vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ (trong đó vốn tự có là 1.000 tỷ đồng) chủ yếu sản xuất xút lỏng với công suất 50.000 tấn/năm và các sản phẩm có dẫn xuất từ khí clo, dự kiến đi vào sản xuất từ tháng 10/2021. Giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng, chuyên sản xuất xút rắn 10.000 tấn/năm và nhựa PVC 150.000 tấn/năm triển khai năm 2022-2024. Giai đoạn 3 có vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng nhằm sản xuất soda công suất 400.000 tấn/năm. Doanh thu dự kiến giai đoạn 1-2 khoảng 6.000-7.000 tỷ và lợi nhuận 800 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Đào Hữu Duy Anh chia sẻ lợi thế của dự án Nghi Sơn là vận chuyển vào miền Trung và miền Nam thuận lợi và tiết giảm chi phí hơn so với các đổi thủ cạnh tranh từ Trung Quốc. Tập đoàn cũng vừa có đơn hàng đầu ra 300.000 tấn xút cho 1 nhà máy sản xuất giấy ngay trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
Nhịp sống kinh tế