MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp xây dựng: Cơ hội từ giải ngân vốn đầu tư công

22-12-2022 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng: Cơ hội từ giải ngân vốn đầu tư công

Sức bền của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 sẽ là thử thách trong năm 2023 khi những nền kinh tế lớn trên thế giới suy giảm tăng trưởng. Là một quốc gia phụ thuộc vào thương mại, xuất-nhập khẩu, Việt Nam không thể tránh khỏi bị tác động bởi đà giảm chung của nền kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng GDP cả năm 2023 sẽ chậm lại so với 2022 và ước đạt 5,5%-6% YoY. Nhìn vào từng cấu phần của GDP có thể thấy các động lực tăng trưởng đều đang suy yếu.

Về đầu tư, đầu tư nước ngoài có thể vẫn duy trì như năm 2022 khi vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đang ở mức kỷ lục. Tuy nhiên, rủi ro đầu tư nước ngoài giảm vẫn có thể xảy ra khi số vốn đăng ký mới năm 2022 đã giảm khoảng 5% so với năm trước.

Tiêu dùng trong nước cũng sẽ tăng trưởng chậm lại khi mức nền so sánh còn ở mức thấp. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế chậm hơn, đồng nghĩa với thu nhập người dân khó tăng và ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ chi tiêu của người tiêu dùng.

Vì vậy, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng trở lại trong hai tháng gần đây là điểm sáng với triển vọng GDP trong năm 2023. Tính riêng tháng 10, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt 44,626 tỷ đồng, gấp 1.5 lần tốc độ giải ngân bình quân 9 tháng đầu năm 2022. Chuyển biến này cho thấy các giải pháp thúc đẩy giải ngân (Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 và Công điện số 1076/CĐ-TTg ngày 10/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023) đã và đang phát huy hiệu quả, phản ánh đúng xu hướng giải ngân tăng dần vào cuối năm.

Doanh nghiệp xây dựng: Cơ hội từ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Nguồn vốn phân bổ trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Năm 2023, nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư công, Chính phủ dự kiến chi 793.000 tỷ đồng cho giải ngân đầu tư công, tương đương mức tăng 34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022. Nguồn vốn dành cho các công trình hạ tầng giao thông và hàng loạt các dự án hạ tầng chuẩn bị triển khai trong thời gian cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023 sẽ mở ra cơ hội với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, đặc biệt là những doanh nghiệp có năng lực thi công các gói thầu hạ tầng giao thông. Đơn cử, Công ty Cổ phần FECON (FCN) là một trong số ít các nhà thầu nội địa có chuyên môn kỹ thuật sâu về nền móng các loại kết cấu đặc biệt, xử lý nền đất yếu và công trình ngầm. Đây là các năng lực cần thiết cho hàng loạt các dự án tàu điện ngầm, cao tốc, sân bay, cảng biển, chống biến đổi khí hậu và các dự án công nghiệp nặng như gang thép, lọc dầu, nhiệt điện và điện gió ngoài khơi, nhất là những loại dự án sẽ được Chính phủ ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2022-2025. Theo kế hoạch, trong thời gian 3-5 năm tới đầu tư công sẽ là lĩnh vực dành được sự quan tâm đặc biệt và Chính phủ tập trung nguồn lực tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội, góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nối lại chuỗi cung ứng nội địa, tạo thêm việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động.

Doanh nghiệp xây dựng: Cơ hội từ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 2.

Công ty Cổ phần FECON.

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu Việt Nam, FECON đã tích hợp những kinh nghiệm và năng lực sẵn có cùng với những nguồn lực mới thiết lập để phát triển mảng thi công xây dựng hạ tầng cả không chỉ ở trong nước mà còn cả thị trường quốc tế.

Các công trình hạ tầng giao thông mà FECON thực hiện hoặc tham gia trong giai đoạn tới nhằm góp phần giải quyết bức xúc xã hội về ùn tắc giao thông và ngập lụt tại các thành phố lớn, vấn nạn giao thông dọc theo các tuyến quốc lộ trên toàn quốc, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. FECON đã để lại dấu ấn tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, tiêu biểu phải kể đến Dự án Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Phủ Lý, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cao tốc HCM Long Thành – Dầu Giây... Tại dự án Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Phủ Lý, FECON cũng đóng vai trò là nhà đầu tư liên danh cùng đối tác Nexco Central – một tập đoàn hàng đầu về đường cao tốc đến từ Nhật Bản.

Năm 2023 sẽ là một năm bản lề của các doanh nghiệp xây dựng, với rất nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển. CTCP FECON chắc chắn không nằm ngoài xu thế này. Với năng lực, kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định trên thị trường. FECON hứa hẹn sẽ là một doanh nghiệp trọng điểm trên nhiều mảng như hạ tầng, điện gió, nhiệt điện, công nghiệp, giữ vững vị thế của mình để tiếp tục trên hành trình trở thành nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên