MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Besra lên tiếng về vụ vận chuyển carbon ngậm vàng

07-12-2014 - 17:44 PM | Doanh nghiệp

"Chúng tôi đã cam kết trong các văn bản gửi đến chính quyền các cấp sẽ thực hiện tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc hợp tácnày và thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách minh bạch, rõ ràng".

Chúng tôi xin nhấn mạnh lại là việc tách vàng từ carbon ngậm vàng của Bồng Miêu tại nhà máy vàng Phước Sơn là một hoạt động kinh doanh sản xuất bình thường, đúng pháp luật, không chỉ đảm bảo vấn đề tiết kiệm chi phí và tránh thất thoát tài nguyên, thân thiện môi trường hơn mà còn là hỗ trợ Bồng Miêu hoạt động nhằm có thể thanh toán các khoản nợ thuế của Bồng Miêu, cũng như góp phần đảm bảo quyền lợi của các nhà thầu và người lao động.

Đó là khẳng định của ông Paul Seton - Tổng Giám đốc Besra Việt Nam trước sự việc UBND huyện Phước Sơn không thống nhất việc vận chuyển carbon ngâm vàng từ Bồng Miêu về Phước Sơn để tách vàng.

- Ông có thể cho biết việc vận chuyển carbon ngậm vàng từ nhà máy Bồng Miêu sang Phước Sơn diễn ra bắt đầu vào thời gian nào?

Sau khi gửi văn bản đến UBND huyện Phước Sơn và huyện Phú Ninh vào ngày 30/9/2014 để thông báo và đề nghị hỗ trợ tạo điều kiện cho Bồng Miêu hoạt động sản xuất, từ ngày 23/10/2014, chúng tôi đã bắt đầu vận chuyển carbon ngậm vàng từ nhà máy Bồng Miêu sang Phước Sơn.

Tuy nhiên, UBND huyện Phước Sơn không thống nhất việc này vì nhiều lý do mà theo chúng tôi là vì chưa hiểu đúng bản chất của việc hợp tác này do đặc thù của công nghệ khai thác chế biến vàng tiên tiến mà ở Việt Nam chỉ có Phước Sơn đang áp dụng.

- UBND huyện Phước Sơn cho rằng nếu tiếp nhận carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu sang Phước Sơn đề chế biến thì sự cố ô nhiễm môi trường liên quan đến hóa chất độc hại trên địa bàn huyện Phước Sơn không thể lường trước được. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi nhận thấy việc hiểu bản chất carbon ngậm vàng là gì không được nhận định đúng ở đây. Theo như các văn bản của UBND huyện Phước Sơn và Ban Dân tộc miền núi HĐND tỉnh Quảng Nam thì carbon ngậm vàng được hiểu là quặng vàng và chúng tôi muốn vận chuyện quặng vàng từ Bồng Miêu quaPhước Sơnđể chế biến theo quy trình từ A-Z của nhà máy vàng Phước Sơn. Theo đó thì khối lượng quặng đuôi thải chứa xyanua là không kiểm soát được nên sẽ dẫn đến sự cố môi trường.

Đó là cách nhìn nhận không đúng bản chất vấn đề. Carbon (hay còn gọi là than hoạt tính) ngậm vàng không phải là quặng vàng mà là sản phẩm trung gian hình thành sau khi các tinh thể vàng được tách ra từ quặng vàng được đưa vào các bồn ngâm chiết có chứa carbon để hút vàng. Sau khi carbon đã ngậm no các tinh thể vàng, chúng được lấy ra, rửa sạch và để ráo nước ở dạng carbon khô, sạch và được bỏ vào các thùng sắt chắc chắn, kín được gia công sẵn với khối lượng chứa khoảng 1 tấn/thùng (không kể khối lượng bao bì)...

Tất cả các công đoạn tuyển quặng vàng, thải quặng đuôi để cho ra sản phẩm trung gian carbon ngậm vàng này đều được thực hiện tại nhà máy vàng Bồng Miêu. Tách vàng từ carbon ngậm vàng của Bồng Miêu chuyển qua tại nhà máy Phước Sơn chỉ là khâu cuối cùng trước khi đổ ra vàng thỏi.

Nói một cách đơn giản thì giống như bạn rửa rau sống vậy. Rửa rau cần có 2 công đoạn: Rửa và vẩy sạch nước. Bạn rửa rau ở Bồng miêu và cần vẩy sạch rau ở Phước sơn. Như vậy, các bạn sẽ hiểu khối lượng quặng đuôi thải được xử lý ở đâu rổi chứ?

Khi nhà máy Phước Sơn tiếp nhận carbon ngậm vàng thì quy trình tách vàng từ carbon ngậm vàng tại đây vẫn tuân thủ đúng quy trình tách vàng của nhà máy vàng Phước Sơn tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Lượng nước thải có chứa Xyanua sau quá trình phân tách vàng sẽ được khử độc tại nhà máy để đạt mức hàm lượng Xyanua cho phép trước khi thải ra đập chứa thải.Khối lượng nước thải này là không đáng kể.

Thay vì nhà máy Phước Sơn tuyển quặng vàng từ A-Z theo quy trình của nó nếu quặng vàng được khai thác tại Phước Sơn, thì nay, nhà máy Phước Sơn chỉ hỗ trợ nhà máy Bồng Miêu làm khâu cuối cùng trước khi đổ ra vàng thỏi là tách vàng từ carbon ngậm vàng của Bồng Miêu. Nếu tách vàng tại Bồng Miêu, chúng tôi phải đốt carbon, không thể tái sử dụng nó nên chi phí cao, trong khi với công nghệ tại Phước Sơn, carbon không bị đốt mà được xử lý theo quy trình khép kín và tự động.. Lượng bả carbon sau khi đã tách vàng lại được chuyển về Bồng Miêu để tiếp tục sử dụng lại.Do đó,vấn đề xử lý môi trường tại địa bàn huyện Phước Sơn đều nằm trong tầm kiểm soát của nhà máy như đã trình bày trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

- Thế còn việc lợi dụng việc vận chuyển này mà có khi doanh nghiệp trao đổi chở quặng từ Phước Sơn về Bồng Miêu và ngược lại nhằm đánh tráo các ngành chức năng, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý khoáng sản, môi trường và trốn thuế,… thì sao thưa ông?

Cả hai Công ty Bồng Miêu và Phước Sơn đều đã được cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật nên hợp tác chế biến carbon ngậm vàng là hợp pháp và phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc khuyến khích chế biến sâu khoáng sản theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.

Chúng tôi đã cam kết trong các văn bản gửi đến chính quyền các cấp sẽ thực hiện tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc hợp tácnày và thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách minh bạch, rõ ràng. Việc vận chuyển cũng đã được thực hiện trong năm 2012 - 2013 theo đúng quy cách, quy định của pháp luật, không có bất cứ sự can thiệp nào của chính quyền các cấp của tỉnh và huyện cũng như không gây ra bất kỳ hậu quả môi trường nào.

Tính cho đến thời điểm này, mọi hoạt động của chúng tôi đều hoàn toàn minh bạch, có sự giám sát của Chính phủ Việt nam và các Cơ quan Quốc tế liên quan. Công ty chúng tôi chưa bao giờ bị bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào của Nhà nước Việt Nam, Quốc tế kết luận là “trốn thuế” theo quy định của pháp luật Việt nam.

Trước đó, vào ngày 08/10/2014, UBND huyện Phước Sơn đã có Công văn số 437/UBND-KT gửi UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo về việc UBND huyện Phước Sơn không thống nhất việcvận chuyển carbon ngâm vàng từ Bồng Miêu về Phước Sơn chế biến.

Theo Công văn này thì hiện nay, công ty TNHH Vàng Phước Sơn đã ngừng hoạt động, các bãi thải chứa quạng của công ty chưa xử lý theo đúng như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt và có nguy cơ sạt lỡ bất cứ lúc nào trong mùa mưa nên nếu tiếp nhận carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu sang Phước Sơn đề chế biến thì sự cố ô nhiễm môi trường liên quan đến hóa chất độc hại trên địa bàn huyện Phước Sơn không thể lường trước được.

Ngoài ra, Công văn này cũng cho rằng mức thuế suất của mỗi nhà máy chế biến khác nhau nẹn cơ chế quản lý theo dõi việc thực hiện vụ thuế với nhà nước cũng khác nhau. Cùng với đó, việc vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu về Phước Sơn để chế biến thì trong quặng vận chuyển này có lượng hóa chất độc hại lớn không xác định được, phương pháp xử lý môi trường như thế nào đối với lượng quặng này tại Nhà máy Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, trong khi đề án đánh giá tác động môi trường của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn không nêu vấn đề này. Lợi dụng việc vận chuyển này mà các DN có khi trao đổi chở quặng từ Phước Sơn về Bồng Miêu và ngược lại nhằm đánh tráo các ngành chức năng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý khoáng sản, môi trường và trốn thuế,…..

Do đó, UBND huyện Phước Sơn không thống nhất việcvận chuyển carbon ngâm vàng từ Bồng Miêu về Phước Sơn chế biến.

>> Đại gia đào vàng xin trả nợ kiểu Doanh nghiệp "khó khăn đặc biệt"

Theo Nhóm PV


thunm

Diễn đàn doanh nghiệp

Trở lên trên