Các Tổng công ty của Bộ Giao thông vận tải đã tái cơ cấu đến đâu?
Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC, tức Vinashin trước đây) đã rút vốn thương hiệu tại 61/66 DN; giảm đầu mối được 50/236 đơn vị, tổng số lao động đã được giải quyết chế độ từ tháng 4/2013 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án) đến nay là 10.941 người.
- 15-01-2015Năm 2014, Công ty vận tải biển Vinalines dự kiến giảm lỗ khoảng 120 tỷ đồng so với 2013
- 15-01-2015Vinalines dự kiến lỗ 1.625 tỷ đồng trong năm 2014
- 30-10-2014Vinashin đã cắt giảm gần 11 nghìn lao động
- 02-10-2014Công bố Quyết định thanh tra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- 23-06-2014Vinalines, Vinashin đang được tái cơ cấu thế nào?
Tại Hội nghị Tổng kết năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 tổ chức ngày 19/01/2015 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã thông báo về tiến trình tái cơ cấu tại 3 Tổng công ty là Tỏng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đã hoàn thiện phương án tái cơ cấu nợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Tổng công này đã thực hiện giải thể, dừng hoạt động 05 doanh nghiệp (bao gồm Công ty tư vấn Hàng Hải, Công ty xăng dầu thương mại xăng dầu đường biển, Công ty kinh doanh xăng dầu Vinalines phía bắc, Công ty hàng hải Vinalines Cần Thơ, Trung tâm nhân lực hàng hải Đông Nam Á); sáp nhập 01 DN (Cảng Cần Thơ sáp nhập Cảng Cái Cui); thực hiện thủ tục để phá sản 02 doanh nghiệp (CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin); thực hiện thoái vốn khởi 27 doanh nghiệp trong đó thoái vốn triệt để và giảm đầu mối được 22 DN, tổng số tiền thu về 532 tỷ đồng.
Số lượng doanh nghiệp còn lại thuộc Tổng công ty Hàng Hải sẽ được hoàn thành việc tái cơ cấu trong năm 2015 theo đề án. Ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh một số nội dung của Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 và đã được TTCP đồng ý.
Đối với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC, tức Vinashin trước đây), đã 61/66 DN được hoàn thành việc rút vốn thương hiệu; giảm đầu mối được 50/236 đơn vị. Với việc cắt giảm đầu mối như vậy, tổng số lao động đã được giải quyết chế độ từ tháng 4/2013 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án) đến nay là 10.941 người. Số lao động còn lại không được giữ lại trong mô hình Tổng công ty.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo SBIC thực hiện rà soát toàn bộ tình hình tài chính, công nợ, lao động, tài sản và hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị thành viên; phê duyệt Đề án tái cơ cấu 8 đơn vị thành viên được giữ lại trong mô hình theo hướng thu gọn. SBIC sẽ chỉ giữ lại nhà máy đóng tàu trong các doanh nghiệp, triển khai thực hiện cổ phần hóa 07 doanh nghiệp.
Đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, thứ trưởng nhận xét Tổng công ty đã có sự chuyển biến khá tích cực và đạt được một số nội dung của Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong đó nổi bật là việc sắp xếp lại các doanh nghiệp khối vận tải phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đảm bảo ổn định không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty mẹ. Kế hoạch chạy tàu cũng được sắp xếp lại, bám sát mục tiêu đổi mới toàn diện ngành đường sắt.
Trong thời gian qua, Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa Công ty In Đường sắt và Công ty In Đường sắt Sài Gòn; hoàn thành thoái vốn tại 5/13 doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt và xây dựng phương án thoái vốn tại 14 doanh nghiệp còn lại; xây dựng phương án sắp xếp, CPH đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí và khối kết cấu hạ tầng; tách công tác quản lý kết cấu hạ tầng với quản lý vận tải.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Thành – chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt cũng cho biết trong năm 2014, Tổng công ty đã sắp xếp lại các đầu mối từ Tổng công ty đến các đơn vị để khai thác có hiệu quả nhất. Năm 2015, với mô hình đã sắp sẵn và nhu cầu đổi mới bức thiết của ngành, Tổng công ty tập trung điều chỉnh và xây dựng hoàn chỉnh quy chế đối với khối hạ tầng để sử dụng hiệu quả nhất các đầu mối nhà nước đã giao cho.
Đồng thời, Tổng công ty Đường Sắt sẽ thoái hết vốn tại 17 doanh nghiệp và cổ phần tất cả 24 công ty đơn vị từ hạ tầng, cơ sở đến cơ khí.
>> Sau cổ phần hóa, lợi nhuận của 10 Công ty mẹ - Tổng công ty thuộc Bộ GTVT tăng 43,29%
Mai Linh