MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để doanh nghiệp kịp “trở tay”

07-08-2013 - 07:42 AM | Doanh nghiệp

Để hàng Việt đến được với người tiêu dùng (NTD), thì trước hết phải bảo đảm một "sân chơi" cạnh tranh công bằng để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tồn tại.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, nhiều DN đã phục hồi sản xuất, tuy nhiên, chỉ những DN lớn có thương hiệu, sản phẩm tốt và tiềm lực phát triển tốt, dù mức tăng trưởng đã giảm khoảng 20% so với trước đây.

Còn lại, hầu hết DN chưa lấy lại được niềm tin vào nền kinh tế sẽ co cụm lại, không đầu tư mở rộng sản xuất. Kết quả khảo sát DN trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2013 do VCCI tiến hành mới đây, điều đáng lo ngại nhất là lợi nhuận trên một số đơn vị sản phẩm giảm sút, giá bình quân của các sản phẩm của nhiều DN cũng giảm mạnh. Vấn đề hàng tồn kho tiếp tục là mối lo ngại của DN trong giai đoạn này. Có gần 69,2% ý kiến DN cho rằng, vấn đề giải quyết đầu ra, khai thác thị trường vẫn là khó khăn lớn nhất trong 6 tháng qua. Nhiều nỗ lực của DN nhằm giải quyết tình trạng này vẫn phải tập trung vào các giải pháp như tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, giảm giá bán hàng hóa, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại…

Để hàng Việt đến được với NTD thì trước hết phải bảo đảm một sân chơi cạnh tranh công bằng để các nhà sản xuất trong nước có cơ hội tồn tại.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN, tình hình kinh tế những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các DNNVV. Hiện, ở hầu hết các kênh phân phối, hàng Việt đang bị lép vế trước các Cty đa quốc gia và nhãn hàng riêng. Thông tin 80-90% hàng hóa tại siêu thị là hàng VN nhưng thực chất là hàng do DN VN gia công cho các Cty đa quốc gia, hàng do Cty đa quốc gia sản xuất hoặc nhãn hàng riêng của siêu thị. Còn hàng Việt do các DNNVV sản xuất thì rất khó chen chân vào hệ thống siêu thị.

Tại kênh phân phối chợ, hàng Việt cũng chưa phát huy được sức mạnh. Các Cty đa quốc gia vẫn chiếm ưu thế với vốn mạnh, nguồn nhân lực tốt, biết cách chăm sóc tiểu thương… Ngay cả ở nông thôn cũng chỉ có khoảng 10-15% NTD nông thôn dùng hàng Việt. Đặc biệt, hàng Trung Quốc nhái nhãn hiệu Việt được bày bán tràn lan ở thị trường nông thôn càng gây khó khăn cho hàng Việt.

Các nhà kinh doanh bán lẻ từ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống… luôn tìm cách thu hút NTD. Nhưng, vấn đề đặt ra cho các kênh phân phối này là làm sao để tự làm mới mình, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của NTD để họ trở thành khách hàng trung thành.

Một chuyên gia chia sẻ, hiện sức khỏe của DN đã rất yếu, nếu không có chính sách dài hạn để khuyến khích, hỗ trợ, thì thời gian tới, khi hàng hóa của các nước trong khối ASEAN hay các hiệp định thương mại được ký kết với các nước có hiệu lực với thuế suất bằng 0%, DN trong nước sẽ không kịp trở tay.

Theo Thanh Hiền

thunm

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên