“Điều kỳ lạ” của doanh nghiệp đang thay đổi
Hơn một năm về trước, tại diễn đàn kinh tế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ở Cần Thơ, có một phát biểu đáng chú ý từ doanh nghiệp.
Hơn một năm sau, cũng từ chủ nhân của phát biểu đó, đã có khác biệt...
“Điều kỳ lạ”
Tại diễn đàn của VCCI hồi tháng 3/2013, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu gạo), phản ánh: việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhìn chung là quá khó khăn, đa số phải chịu lãi suất cao, kéo dài nhiều năm, có nhiều thời kỳ doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng lên đến 20%/năm.
“Một vài đối tác của chúng tôi ở nước ngoài đã trực tiếp nói với tôi rằng, các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá giỏi, với lãi suất tiền vay cao và kéo dài như vậy mà vẫn kinh doanh được, thì thật sự là một điều kỳ lạ”, ông Bình nói tại diễn đàn trên.
Hơn một năm sau, tại hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (MDEC 2014) do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 5/11/2014, ông Phạm Thái Bình lại phát biểu, và lần này thì ông lạc quan hơn.
Ông Bình bảo, mấy chục năm nay đi vay vốn nhưng chẳng bao giờ biết mặt mũi lãnh đạo ngân hàng, nhưng giờ thì khác.
Ngân hàng bây giờ đã đi tìm doanh nghiệp. Công ty của ông đã được 3 ngân hàng thương mại cam kết hạn mức cho vay tới 1.000 tỷ đồng trong năm 2014, nhưng dư nợ hiện mới chỉ dùng đến vài trăm tỷ. Lãi suất vay ngắn hạn hiện là 7%/năm, dài hạn 10%/năm.
Song, hẳn cũng đã có nhiều doanh nghiệp hiện không còn bám trụ được để có thể đón sự thay đổi ấy, như với công ty của ông Bình.
Như so sánh trên, tín dụng đã mở rộng và lái trọng tâm hơn vào các lĩnh vực ưu tiên, ngân hàng đã đến tìm doanh nghiệp, chi phí vay vốn đã dễ chịu hơn...
Nhưng, cũng có một thay đổi thực tế so với trước đó là số doanh nghiệp phá sản, đóng cửa đến nay đã nhiều hơn và nợ xấu tăng lên, mà hẳn một phần do trước đây phải trải qua “điều kỳ lạ” đó.
Tất cả tín chấp
Tại diễn đàn MDEC 2014, Ngân hàng Nhà nước tổ chức lễ ký hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với các dự án trong chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp - đợt 3.
Chỉ sau khoảng 5 tháng triển khai, hiện đã có 27 doanh nghiệp với 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố được tham gia chương trình với tổng vốn cam kết từ các ngân hàng lên tới hơn 4.600 tỷ đồng. Đây cũng là một thay đổi so với “điều kỳ lạ” của doanh nghiệp những năm trước.
Thay đổi ở chỗ: tất cả các doanh nghiệp vay vốn nói trên đều được theo cơ chế tín chấp.
Tại buổi làm việc với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thành Tín (Sóc Trăng) ngày 5/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhấn mạnh rằng, chương trình trên là thí điểm mà nội dung chính cũng là tập trung xử lý cơ chế cho vay tín chấp.
Bởi lẽ, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp không có tài sản để thế chấp vay vốn, nhất là bất động sản. Như tại Công ty Thành Tín, Giám đốc Trần Thị Thanh Nga cho biết, có bao nhiêu tài sản có thể thế chấp thì đã thế chấp hết rồi nhưng vẫn không đủ vốn để kinh doanh, để mở rộng sản xuất và xuất khẩu với cam kết mở rộng bao tiêu lúa gạo cho nông dân.
Giờ, công ty chỉ còn biết “nhờ” các ngân hàng mở rộng cho vay tín chấp mà thôi.
Trước ý kiến này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, ông rất ấn tượng khi đi thăm cơ sở của Công ty Thành Tín, về quy mô và quy trình sản xuất, hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao, đặc biệt là quy trình khép kín từ đầu vào, sản xuất đến xuất khẩu - mô hình được chọn thí điểm cho vay trong chương trình nói trên.
“Nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn, nhất là về tín chấp. Nếu mô hình tốt, hiệu quả thì ngân hàng mạnh dạn xem xét cho vay. Tất nhiên là phải kiểm soát tốt dòng tiền, thay vì cứ nhăm nhăm vào kiểm soát tài sản. Kiểm soát dòng tiền để làm sao doanh nghiệp sử dụng đúng đồng vốn như cam kết với ngân hàng. Chỉ sợ là sau khi cho vay lại dùng vào việc khác không hiệu quả”, Thống đốc nói.
Với Thành Tín, sau khi xem xét, BIDV và Agribank đã cam kết hạn mức cho vay tín chấp tới 385 tỷ đồng.
Đó là một trường hợp cụ thể được đáp ứng. Nhưng liệu thay đổi lớn về thúc đẩy tín dụng, mở rộng được tín chấp cho nhiều nhu cầu hiện nay có làm được trong thời gian tới hay không?
Dự kiến năm tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng kết chương trình cho vay thí điểm nói trên để đúc kết và xây dựng cơ chế cụ thể. Còn định hướng chung, thì theo Thống đốc: “Thời gian tới cần làm sao để thực hiện được khẩu hiệu: nếu doanh nghiệp có dự án khả thi thì không bao giờ sợ vấn đề vốn, kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn, cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Một khi có hiệu quả thì không ngại về vốn”.
Tuy nhiên, tín chấp thì chỉ dựa trên chữ tín của doanh nghiệp. Cho nên, một lần nữa người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đề nghị chính quyền các địa phương cũng phối hợp, tham gia giám sát và hỗ trợ cả ngân hàng và doanh nghiệp. Ẩn ý của ông là để cùng hạn chế rủi ro pháp lý hay việc hình sự hóa các rủi ro nếu có sau đó.
“Cuộc sống vẫn thường có rủi ro. Kể cả khi có dự án tốt, sử dụng vốn đúng như vẫn có rủi ro. Khi đó, có cả ngân hàng, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, phải chấp nhận thôi chứ đừng hình sự hóa rủi ro đó. Có khó khăn thì cùng nhau khắc phục để vượt qua”, Thống đốc Bình nói thêm.
Còn như định hướng trên, nếu khẩu hiệu “có dự án khả thi thì không bao giờ sợ vấn đề vốn” (cơ sở chủ yếu là tín chấp) làm được và hiệu quả, thì cái “điều kỳ lạ” một thời của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm sự thay đổi lớn nữa.
“Điều kỳ lạ”
Tại diễn đàn của VCCI hồi tháng 3/2013, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu gạo), phản ánh: việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhìn chung là quá khó khăn, đa số phải chịu lãi suất cao, kéo dài nhiều năm, có nhiều thời kỳ doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng lên đến 20%/năm.
“Một vài đối tác của chúng tôi ở nước ngoài đã trực tiếp nói với tôi rằng, các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá giỏi, với lãi suất tiền vay cao và kéo dài như vậy mà vẫn kinh doanh được, thì thật sự là một điều kỳ lạ”, ông Bình nói tại diễn đàn trên.
Hơn một năm sau, tại hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (MDEC 2014) do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 5/11/2014, ông Phạm Thái Bình lại phát biểu, và lần này thì ông lạc quan hơn.
Ông Bình bảo, mấy chục năm nay đi vay vốn nhưng chẳng bao giờ biết mặt mũi lãnh đạo ngân hàng, nhưng giờ thì khác.
Ngân hàng bây giờ đã đi tìm doanh nghiệp. Công ty của ông đã được 3 ngân hàng thương mại cam kết hạn mức cho vay tới 1.000 tỷ đồng trong năm 2014, nhưng dư nợ hiện mới chỉ dùng đến vài trăm tỷ. Lãi suất vay ngắn hạn hiện là 7%/năm, dài hạn 10%/năm.
Song, hẳn cũng đã có nhiều doanh nghiệp hiện không còn bám trụ được để có thể đón sự thay đổi ấy, như với công ty của ông Bình.
Như so sánh trên, tín dụng đã mở rộng và lái trọng tâm hơn vào các lĩnh vực ưu tiên, ngân hàng đã đến tìm doanh nghiệp, chi phí vay vốn đã dễ chịu hơn...
Nhưng, cũng có một thay đổi thực tế so với trước đó là số doanh nghiệp phá sản, đóng cửa đến nay đã nhiều hơn và nợ xấu tăng lên, mà hẳn một phần do trước đây phải trải qua “điều kỳ lạ” đó.
Tất cả tín chấp
Tại diễn đàn MDEC 2014, Ngân hàng Nhà nước tổ chức lễ ký hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với các dự án trong chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp - đợt 3.
Chỉ sau khoảng 5 tháng triển khai, hiện đã có 27 doanh nghiệp với 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố được tham gia chương trình với tổng vốn cam kết từ các ngân hàng lên tới hơn 4.600 tỷ đồng. Đây cũng là một thay đổi so với “điều kỳ lạ” của doanh nghiệp những năm trước.
Thay đổi ở chỗ: tất cả các doanh nghiệp vay vốn nói trên đều được theo cơ chế tín chấp.
Tại buổi làm việc với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thành Tín (Sóc Trăng) ngày 5/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhấn mạnh rằng, chương trình trên là thí điểm mà nội dung chính cũng là tập trung xử lý cơ chế cho vay tín chấp.
Bởi lẽ, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp không có tài sản để thế chấp vay vốn, nhất là bất động sản. Như tại Công ty Thành Tín, Giám đốc Trần Thị Thanh Nga cho biết, có bao nhiêu tài sản có thể thế chấp thì đã thế chấp hết rồi nhưng vẫn không đủ vốn để kinh doanh, để mở rộng sản xuất và xuất khẩu với cam kết mở rộng bao tiêu lúa gạo cho nông dân.
Giờ, công ty chỉ còn biết “nhờ” các ngân hàng mở rộng cho vay tín chấp mà thôi.
Trước ý kiến này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, ông rất ấn tượng khi đi thăm cơ sở của Công ty Thành Tín, về quy mô và quy trình sản xuất, hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao, đặc biệt là quy trình khép kín từ đầu vào, sản xuất đến xuất khẩu - mô hình được chọn thí điểm cho vay trong chương trình nói trên.
“Nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn, nhất là về tín chấp. Nếu mô hình tốt, hiệu quả thì ngân hàng mạnh dạn xem xét cho vay. Tất nhiên là phải kiểm soát tốt dòng tiền, thay vì cứ nhăm nhăm vào kiểm soát tài sản. Kiểm soát dòng tiền để làm sao doanh nghiệp sử dụng đúng đồng vốn như cam kết với ngân hàng. Chỉ sợ là sau khi cho vay lại dùng vào việc khác không hiệu quả”, Thống đốc nói.
Với Thành Tín, sau khi xem xét, BIDV và Agribank đã cam kết hạn mức cho vay tín chấp tới 385 tỷ đồng.
Đó là một trường hợp cụ thể được đáp ứng. Nhưng liệu thay đổi lớn về thúc đẩy tín dụng, mở rộng được tín chấp cho nhiều nhu cầu hiện nay có làm được trong thời gian tới hay không?
Dự kiến năm tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng kết chương trình cho vay thí điểm nói trên để đúc kết và xây dựng cơ chế cụ thể. Còn định hướng chung, thì theo Thống đốc: “Thời gian tới cần làm sao để thực hiện được khẩu hiệu: nếu doanh nghiệp có dự án khả thi thì không bao giờ sợ vấn đề vốn, kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn, cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Một khi có hiệu quả thì không ngại về vốn”.
Tuy nhiên, tín chấp thì chỉ dựa trên chữ tín của doanh nghiệp. Cho nên, một lần nữa người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đề nghị chính quyền các địa phương cũng phối hợp, tham gia giám sát và hỗ trợ cả ngân hàng và doanh nghiệp. Ẩn ý của ông là để cùng hạn chế rủi ro pháp lý hay việc hình sự hóa các rủi ro nếu có sau đó.
“Cuộc sống vẫn thường có rủi ro. Kể cả khi có dự án tốt, sử dụng vốn đúng như vẫn có rủi ro. Khi đó, có cả ngân hàng, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, phải chấp nhận thôi chứ đừng hình sự hóa rủi ro đó. Có khó khăn thì cùng nhau khắc phục để vượt qua”, Thống đốc Bình nói thêm.
Còn như định hướng trên, nếu khẩu hiệu “có dự án khả thi thì không bao giờ sợ vấn đề vốn” (cơ sở chủ yếu là tín chấp) làm được và hiệu quả, thì cái “điều kỳ lạ” một thời của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm sự thay đổi lớn nữa.
Theo Minh Đức