Dính trận mưa lịch sử, 8 Doanh nghiệp than lãi chỉ bằng 1/3 cùng kỳ
Lợi nhuận doanh nghiệp than năm 2015 sụt giảm mạnh một phần đến từ khoản lỗ bất thường hơn 100 tỷ đồng của than Mông Dương.
2015 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong 21 năm kể từ ngày thành lập Tập đoàn. Trận mưa lụt lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8 tại Quảng Ninh đã để lại hậu quả nặng nề đối với TKV với thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Sản xuất bị gián đoạn, điêu đứng, nhiều đơn vị đã phải ngừng sản xuất, 30 nghìn lao động bị mất việc tạm thời.
Theo đó, Vinacomin công bố lợi nhuận của Tập đoàn đạt 600 tỷ đồng. Con số này giảm mạnh so với năm 2014 là 2.500 tỷ đồng, tức chỉ bằng 1/4 cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận giảm, lãnh đạo Tập đoàn Than Khoáng sản lý giải là do giá than, giá khoáng sản giảm mạnh, điều kiện khai thác khó khăn do xuống sâu và đi xa, thuế phí tăng. Đặc biệt là do chênh lệch tỷ giá và ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt từ giữa năm khiến tập đoàn thất thoát hàng nghìn tỷ đồng...Trên sàn niêm yết, cả 8 doanh nghiệp ngành than đều đã công bố BCTC quý 4 và cả năm 2015, mặc dù vẫn có một quý kinh doanh khởi sắc so với các quý khác trong năm nhưng những khó khăn chung của tập đoàn cũng là những khó khăn mà 8 doanh nghiệp than phải trải qua trong năm 2015.
Quý 4, 5/8 doanh nghiệp lãi sụt giảm
Than núi Béo (NBC) mặc dù có một quý kinh doanh tốt nhất trong năm với doanh thu gần 358 tỷ đồng, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm trước nhưng lãi ròng giảm 66% chỉ đạt hơn 26 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2015, lãi trước thuế mặc dù giảm 60% so với thực hiện năm trước, chỉ còn gần 58 tỷ đồng nhưng vẫn vượt chỉ tiêu đề ra tới 72%.
Sau khoản lỗ gần 1 tỷ đồng ở quý 3/2015 và phải điều chỉnh kế hoạch năm 2015, Than Cao Sơn công bố tiếp khoản lỗ lên đến 5,5 tỷ đồng, chênh lệch hơn 213 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Quý 4 ghi nhận nỗ lực của Than Mông Dương khi đây là doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất của trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 7 nhưng đã báo lãi gần 34 tỷ đồng tăng trưởng 22,4% so với cùng kỳ; Than Hà Tu là doanh nghiệp có lãi tăng trưởng mạnh nhất, LNST đạt 37,78 tỷ đồng tăng 55,5% so với quý 4/2014.
Khó khăn do tiêu thụ, mưa lũ
Theo giải trình từ phía các công ty, lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do sản lượng khai thác thấp, tình hình tiêu thụ than gặp nhiều khó khăn, doanh thu than giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá ga giảm 3.926 đồng/lít so với giá ga Tập đoàn TKV giao trong đơn giá của sản phẩm khiến Than Cao Sơn phải trả lại Tập đoàn TKV trong quý 4 là 171 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá than còn giảm trung bình 10.030 đồng/tấn cũng là một trong số nguyên nhân.
Trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã khiến cho ngành than thiệt hại 1.200 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí khắc phục hậu quả mưa lũ lớn (cuối tháng 7, đầu tháng 8) làm tăng chi phí sản xuất trong quý IV năm 2015, chi phí khắc phục sự cố do thiên tai của than Mông Dương trong quý 4 lên đến 200 tỷ đồng, Than Hà Tu cũng chịu chi phí khắc phục sự cố thiên tai mưa lũ gần 19,8 tỷ đồng. Trong khi đó tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chưa tổ chức quyết toán chi phí cho các đơn vị.
Vẫn có 6/8 doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2015 kém khả quan nhưng các doanh nghiệp than về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh đề ra, riêng Than Mông Dương thua lỗ cả năm 2015 hơn 100 tỷ đồng trong khi mục tiêu kinh doanh là lãi gần 30 tỷ đồng, than Cao Sơn cũng có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức thấp với 48%. Than Núi Béo mặt dù năm 2015 lãi trước thuế giảm 60% so với thực hiện năm trước, chỉ còn gần 58 tỷ đồng nhưng vẫn vượt chỉ tiêu đề ra tới 72%.
HNX
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Kết quả kinh doanh năm 2015
Xem tất cả >>- 'Bán cơm' cho Vietjet Air và Vietnam Airlines, công ty này vừa có năm lãi lớn nhất trong lịch sử
- Ô tô Trường Hải báo lãi gần 7.400 tỷ, hơn Masan và Hòa Phát cộng lại
- OCH: Lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm 56 tỷ đồng
- Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế của Ocean Group giảm gần 800 tỷ
- Chứng khoán Đại Dương: "Lận đận" vì trích lập dự phòng phải thu giao dịch ký quỹ