Doanh nghiệp gỗ còn đối diện nhiều thách thức trước hội nhập
Bên cạnh những cơ hội mà các Hiệp định FTA VN - EU, TPP… mang lại, doanh nghiệp sẽ phải chứng minh được tính hợp pháp, xuất xứ rõ ràng của nguyên liệu gỗ.
- 14-11-2014Doanh nghiệp đồ gỗ nội địa loay hoay với bài toán phân phối
- 17-06-2014Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phấn khởi sản xuất
- 20-05-2014Khởi tố doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lậu tại Bình Phước
- 06-10-2013Cảnh báo doanh nghiệp dùng hồ sơ giả để buôn gỗ lậu
- 20-07-2013Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lỡ cơ hội mở rộng thị trường
Thực tế, phần lớn gỗ của doanh nghiệp Việt hiện được mua từ nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng chỉ đảm bảo gỗ hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ từ 67 quốc gia, nhiều nhất là từ Mỹ, tiếp đến là Malaysia, Lào, Campuchia, Trung Quốc… Tuy nhiên, nguồn hàng từ một số nước lân cận thường không ổn định và chưa cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc gỗ, còn gọi là COC.
Theo các chuyên gia, để tận dụng được những ưu đãi từ các Hiệp định đã ký kết, bài toán hiện nay là các DN cần phải tìm hiểu, đánh giá, xác minh được nguồn gốc gỗ nguyên liệu . Tuy nhiên, việc đi tìm, chọn lọc, bỏ chi phí để làm chứng chỉ nguồn gốc gỗ sẽ khiến giá bán tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam cũng sẽ kém cạnh tranh hơn nhưng lại là việc không thể thiếu để đảm bảo đầu ra cho đồ gỗ Việt Nam trên thị trường.
Vì thế, năm 2015 được xem là năm mà ngành gỗ sẽ có nhiều thách thức phải vượt qua.