“Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn ngoài ngành đều lãi”
Lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty kiến nghị Chính phủ không nên “cực đoan” phải thoái vốn bằng mọi giá...
- 26-12-2014Vinacomin: Năm 2015 sẽ cổ phần hóa 3 Tổng công ty trực thuộc
- 25-12-2014Bộ Quốc Phòng đăng ký bán lượng cổ phiếu PTB trị giá gần 90 tỷ đồng
- 25-12-2014Bộ Tài chính: Việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp còn chậm
- 21-12-2014Tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam: Đẩy nhanh các thủ tục thoái vốn
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước khi thoái vốn đầu tư ngoài ngành đều mang lại lợi nhuận cho Nhà nước. Thông tin này được Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn đưa ra tại cuộc họp cuối năm của Ban chỉ đạo, sáng 27/12.
“Không nên cực đoan trong thoái vốn”
Theo ông Muôn, tính đến 25/12, cả nước đã cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, gấp hai lần năm 2013 trong tổng số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong hai năm 2014 - 2015.
Đặc biệt, tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra tích cực tại các tập đoàn, tổng công ty lớn như EVN, Vietnam Airlines, Viettel, Vinatex, VNPT, Vinachem…
Cùng với cổ phần hóa, việc các doanh nghiệp thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng mang lại lợi nhuận cho Nhà nước khi thoái hơn 6.050 tỷ đồng giá trị sổ sách, chiếm 30% tổng số vốn phải thoái và gấp 6 lần năm 2013, thì thu về hơn 8.000 tỷ đồng, tức là bán 1 đồng vốn nhà nước thì thu về được 1,3 đồng.
Duy chỉ có việc thoái vốn trong lĩnh vực chứng khoán thì chỉ bằng 98% giá trị sổ sách.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đều khẳng định trong năm 2015 sẽ hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nhưng kiến nghị Chính phủ không nên “cực đoan” phải thoái vốn bằng mọi giá, vì có những ngành có tiềm năng mang lại lợi nhuận hoặc đang mang lại lợi nhuận cho đồng vốn nhà nước.
Theo đó, Chính phủ có thể cho phép một tỷ lệ nhất định số vốn đầu tư ngoài ngành và kiểm soát qua hiệu quả lãi trên số vốn đầu tư.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn có những tồn tại, như tỷ lệ cổ phần hóa chưa đạt kế hoạch cần phải bán, lộ trình niêm yết doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán gặp khó khăn, một số bộ, ngành triển khai chậm việc sắp xếp, ban hành điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước
Phó thủ tướng đề nghị các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho doanh nghiệp nhà nước phải được các bộ, ngành ban hành chậm nhất là trong Quý I/2015.
Trong tháng 1/2015, các đơn vị, địa phương phải hoàn thành báo cáo việc rà soát danh mục cần phải cổ phần hóa để báo cáo Thủ tướng phê duyệt.
Phó thủ tướng cũng cho biết Nhật Bản đang có kế hoạch cho Việt Nam vay tiền để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với lãi suất thấp và giao các bộ, ngành liên quan đàm phán phương án cụ thể với đối tác và các doanh nghiệp đề xuất phương án tái cơ cấu khi có nguồn lực này.
“Nhiều việc doanh nghiệp tư nhân không làm được”
Cũng tại cuộc họp, báo cáo của Bộ Tài chính, cho biết hiện cả nước có 796 doanh nghiệp nhà nước với tổng tài sản hơn 2,85 triệu tỷ đồng (năm 2013), tăng 12% so với năm 2012, trong đó khối các tập đoàn, tổng công ty có tổng tài sản hơn 2,63 triệu tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tăng 15%, đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng. Tổng doanh thu là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1%, lợi nhuận trước thuế đạt 181.530 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 23%.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 16,47%. Một số tập đoàn, tổng công ty có tỷ suất này cao như Viettel, Cienco4, Khánh Việt, Tân Cảng Sài Gòn, Petro Vietnam, Vinachem có tỷ suất từ 20-42,7%).
Dự kiến tổng doanh thu của các công ty mẹ trong năm 2014 đạt 917.570 tỷ đồng, tăng 22,08% so với kế hoạch và tăng 4,26% so với năm 2013. Tổng lợi nhuận trước thuế của tập đoàn, tổng công ty đạt 107,16% so với kế hoạch đã đặt ra và bằng 83,39% số thực hiện năm trước.
Đánh giá về vai trò của các tập đoàn, tổng công ty, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng: “Nếu không có doanh nghiệp nhà nước thì có nhiều nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao thì khối tư nhân không thể thực hiện được”.
Đơn cử như các hoạt động đầu tư lưới điện, viễn thông tới vùng hải đảo, vùng biên cương miền núi hay như việc đưa thành công hơn một vạn lao động của nước ta từ Libya về nước sau khi có biến động chính trị ở quốc gia này…
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong quản lý, hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp nhà nước cần khắc phục trong thời gian tới.
“Không nên cực đoan trong thoái vốn”
Theo ông Muôn, tính đến 25/12, cả nước đã cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, gấp hai lần năm 2013 trong tổng số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong hai năm 2014 - 2015.
Đặc biệt, tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra tích cực tại các tập đoàn, tổng công ty lớn như EVN, Vietnam Airlines, Viettel, Vinatex, VNPT, Vinachem…
Cùng với cổ phần hóa, việc các doanh nghiệp thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng mang lại lợi nhuận cho Nhà nước khi thoái hơn 6.050 tỷ đồng giá trị sổ sách, chiếm 30% tổng số vốn phải thoái và gấp 6 lần năm 2013, thì thu về hơn 8.000 tỷ đồng, tức là bán 1 đồng vốn nhà nước thì thu về được 1,3 đồng.
Duy chỉ có việc thoái vốn trong lĩnh vực chứng khoán thì chỉ bằng 98% giá trị sổ sách.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đều khẳng định trong năm 2015 sẽ hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nhưng kiến nghị Chính phủ không nên “cực đoan” phải thoái vốn bằng mọi giá, vì có những ngành có tiềm năng mang lại lợi nhuận hoặc đang mang lại lợi nhuận cho đồng vốn nhà nước.
Theo đó, Chính phủ có thể cho phép một tỷ lệ nhất định số vốn đầu tư ngoài ngành và kiểm soát qua hiệu quả lãi trên số vốn đầu tư.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn có những tồn tại, như tỷ lệ cổ phần hóa chưa đạt kế hoạch cần phải bán, lộ trình niêm yết doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán gặp khó khăn, một số bộ, ngành triển khai chậm việc sắp xếp, ban hành điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước
Phó thủ tướng đề nghị các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho doanh nghiệp nhà nước phải được các bộ, ngành ban hành chậm nhất là trong Quý I/2015.
Trong tháng 1/2015, các đơn vị, địa phương phải hoàn thành báo cáo việc rà soát danh mục cần phải cổ phần hóa để báo cáo Thủ tướng phê duyệt.
Phó thủ tướng cũng cho biết Nhật Bản đang có kế hoạch cho Việt Nam vay tiền để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với lãi suất thấp và giao các bộ, ngành liên quan đàm phán phương án cụ thể với đối tác và các doanh nghiệp đề xuất phương án tái cơ cấu khi có nguồn lực này.
“Nhiều việc doanh nghiệp tư nhân không làm được”
Cũng tại cuộc họp, báo cáo của Bộ Tài chính, cho biết hiện cả nước có 796 doanh nghiệp nhà nước với tổng tài sản hơn 2,85 triệu tỷ đồng (năm 2013), tăng 12% so với năm 2012, trong đó khối các tập đoàn, tổng công ty có tổng tài sản hơn 2,63 triệu tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tăng 15%, đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng. Tổng doanh thu là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1%, lợi nhuận trước thuế đạt 181.530 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 23%.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 16,47%. Một số tập đoàn, tổng công ty có tỷ suất này cao như Viettel, Cienco4, Khánh Việt, Tân Cảng Sài Gòn, Petro Vietnam, Vinachem có tỷ suất từ 20-42,7%).
Dự kiến tổng doanh thu của các công ty mẹ trong năm 2014 đạt 917.570 tỷ đồng, tăng 22,08% so với kế hoạch và tăng 4,26% so với năm 2013. Tổng lợi nhuận trước thuế của tập đoàn, tổng công ty đạt 107,16% so với kế hoạch đã đặt ra và bằng 83,39% số thực hiện năm trước.
Đánh giá về vai trò của các tập đoàn, tổng công ty, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng: “Nếu không có doanh nghiệp nhà nước thì có nhiều nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao thì khối tư nhân không thể thực hiện được”.
Đơn cử như các hoạt động đầu tư lưới điện, viễn thông tới vùng hải đảo, vùng biên cương miền núi hay như việc đưa thành công hơn một vạn lao động của nước ta từ Libya về nước sau khi có biến động chính trị ở quốc gia này…
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong quản lý, hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp nhà nước cần khắc phục trong thời gian tới.
Theo Song Hà