Doanh nghiệp săm lốp lãi to nhờ giá cao su tự nhiên xuống dốc
Quan sát thống kê giá bán cao su bình quân của một doanh nghiệp cao su tự nhiên nửa cuối năm 2013 đến nay, có thể thấy xu hướng tăng lên của giá cao su tự nhiên chưa thực sự rõ rệt.
Giá cao su tự nhiên xuống dốc liên tục
Theo thống kê của Tập đoàn cao su Việt Nam, giá bán mủ cao su bình quân năm 2013 chỉ ở mức 51,8 triệu đồng/tấn, giảm hơn 10 triệu đồng/tấn so với năm 2012. Đó là tin buồn đối với các doanh nghiệp cao su tự nhiên, khiến rất nhiều doanh nghiệp đến cuối năm phải điều chỉnh giảm kế hoạch mới mong cơ hội hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Nhưng lại là cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trong nước.
Hiện trên sàn có 3 doanh nghiệp săm lốp là Casumina (CSM), Cao su Sao Vàng (SRC) và Cao su Đà Nẵng (DRC). Không ngoài dự đoán, kết quả kinh doanh năm 2013 của 3 doanh nghiệp nói trên đều tương đối khả quan.
Hoàn thành vượt kế hoạch từ 20% trở lên
Mặc dù kế hoạch lợi nhuận năm 2013 của các doanh nghiệp được đề ra tương đối dè dặt so với kết quả thực hiện, do không...lường hết những thuận lợi về giá cao su, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên đều vượt kế hoạch năm và kết quả thực hiện 2012.
Kế hoạch lạc quan
Tiếp nối năm thành công 2013, các doanh nghiệp săm lốp bắt đầu vào mùa mới với những triển vọng kinh doanh năm 2014.
Cuối năm 2013, Casumina xúc tiến hoàn thành dự án 1 triệu lốp radial, hứa hẹn sẽ thúc đẩy đáng kể doanh thu cũng như thị phần công ty trong thời gian tới. Cuối năm 2013 chi phí dở dang cho công trình dự án lốp radial trên 1.000 tỷ đồng trong đó đầu năm chưa đến 110 tỷ đồng. Theo dự kiến Casumina sẽ khánh thành nhà máy lốp radial cho dự án 1 triệu lốp xe tải toàn thép vào đầu tháng 4/2014.
Mặc dù nhà máy lốp radial chưa đi vào hoạt động, Kế hoạch quý 1/2014 của CSM được đề ra tương đối lạc quan với 100 tỷ đồng lợi nhuận. Tất nhiên, bên cạnh lợi thế về sản lượng sau khi dự án 1 triệu lốp radial được triển khai, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến việc hạch toán khấu hao tăng lên so với trước, có thể "lạm" vào lợi nhuận của công ty ở một mức độ nào đó tùy vào phương pháp khấu hao mà công ty sử dụng.
Ngày 11/2/2014, Cao su Đà Nẵng đón nhận tin vui khi lốp radial mang thương hiệu DRC đã được cấp giấy chứng nhận vào thị trường Mỹ và Châu Âu sau một thời gian kiểm định chất lượng. Đây là điều kiện cần để xuất khẩu lốp radial vào các thị trường nói trên. Trước tình hình này, điều kiện kinh doanh năm 2014 của Cao su Đà Nẵng tương đối sáng sủa. Hiện công ty đang là doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp săm lốp trên sàn.
Doanh nghiệp săm lốp "bé nhỏ" Cao su Sao vàng SRC tỏ ra dè dặt hơn chút ít với kế hoạch kinh doanh năm 2014 chỉ nhỉnh hơn kết quả thực hiện năm vừa qua. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu và LNTT năm 2014 được HĐQT đề xuất lần lượt 1.055 tỷ đồng và 88 tỷ đồng.
Gía cao su đã chạm đáy, thuận lợi năm 2014 vẫn còn?
Theo đánh giá của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Kimeng, giá cao su thế giới khó có thể giảm sâu trong các năm tới sau 3 năm liên tiếp điều chỉnh giảm mạnh. Nếu so với đỉnh giá cao su năm 2011, hiện tại giá cao su đã giảm trên 65%, đang giao dịch gần 2.200 USD/tấn. Ngoài ra, dự kiến nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên trên thế giới sẽ đạt tăng trưởng bình quân 3,5%/năm từ 2014 đến 2018 do nhu cầu sản xuất săm lốp gia tăng. Được biết, 65% sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới được dùng để sản xuất săm lốp.
Nói đi thì cũng phải nói lại, giá cao su sắp tới "khó có khả năng giảm mạnh" - với nguyên nhân sâu xa là ngành sản xuất săm lốp bắt đầu phục hồi cùng với sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô. Đây một lần nữa lại là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp săm lốp, nhất là các doanh nghiệp đã bắt đầu vạch ra đường đi nước bước trong thời gian tới.
Quan sát thống kê giá bán cao su bình quân của một doanh nghiệp cao su tự nhiên nửa cuối năm 2013 đến nay, có thể thấy xu hướng tăng lên của giá cao su tự nhiên chưa thực sự rõ rệt. Ngành săm lốp nước ta do vậy còn có lý do để lạc quan hơn trước thềm năm mới.
Theo thống kê của Tập đoàn cao su Việt Nam, giá bán mủ cao su bình quân năm 2013 chỉ ở mức 51,8 triệu đồng/tấn, giảm hơn 10 triệu đồng/tấn so với năm 2012. Đó là tin buồn đối với các doanh nghiệp cao su tự nhiên, khiến rất nhiều doanh nghiệp đến cuối năm phải điều chỉnh giảm kế hoạch mới mong cơ hội hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Nhưng lại là cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trong nước.
Hiện trên sàn có 3 doanh nghiệp săm lốp là Casumina (CSM), Cao su Sao Vàng (SRC) và Cao su Đà Nẵng (DRC). Không ngoài dự đoán, kết quả kinh doanh năm 2013 của 3 doanh nghiệp nói trên đều tương đối khả quan.
Hoàn thành vượt kế hoạch từ 20% trở lên
Mặc dù kế hoạch lợi nhuận năm 2013 của các doanh nghiệp được đề ra tương đối dè dặt so với kết quả thực hiện, do không...lường hết những thuận lợi về giá cao su, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên đều vượt kế hoạch năm và kết quả thực hiện 2012.
Tiếp nối năm thành công 2013, các doanh nghiệp săm lốp bắt đầu vào mùa mới với những triển vọng kinh doanh năm 2014.
Cuối năm 2013, Casumina xúc tiến hoàn thành dự án 1 triệu lốp radial, hứa hẹn sẽ thúc đẩy đáng kể doanh thu cũng như thị phần công ty trong thời gian tới. Cuối năm 2013 chi phí dở dang cho công trình dự án lốp radial trên 1.000 tỷ đồng trong đó đầu năm chưa đến 110 tỷ đồng. Theo dự kiến Casumina sẽ khánh thành nhà máy lốp radial cho dự án 1 triệu lốp xe tải toàn thép vào đầu tháng 4/2014.
Mặc dù nhà máy lốp radial chưa đi vào hoạt động, Kế hoạch quý 1/2014 của CSM được đề ra tương đối lạc quan với 100 tỷ đồng lợi nhuận. Tất nhiên, bên cạnh lợi thế về sản lượng sau khi dự án 1 triệu lốp radial được triển khai, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến việc hạch toán khấu hao tăng lên so với trước, có thể "lạm" vào lợi nhuận của công ty ở một mức độ nào đó tùy vào phương pháp khấu hao mà công ty sử dụng.
Ngày 11/2/2014, Cao su Đà Nẵng đón nhận tin vui khi lốp radial mang thương hiệu DRC đã được cấp giấy chứng nhận vào thị trường Mỹ và Châu Âu sau một thời gian kiểm định chất lượng. Đây là điều kiện cần để xuất khẩu lốp radial vào các thị trường nói trên. Trước tình hình này, điều kiện kinh doanh năm 2014 của Cao su Đà Nẵng tương đối sáng sủa. Hiện công ty đang là doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp săm lốp trên sàn.
Doanh nghiệp săm lốp "bé nhỏ" Cao su Sao vàng SRC tỏ ra dè dặt hơn chút ít với kế hoạch kinh doanh năm 2014 chỉ nhỉnh hơn kết quả thực hiện năm vừa qua. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu và LNTT năm 2014 được HĐQT đề xuất lần lượt 1.055 tỷ đồng và 88 tỷ đồng.
Gía cao su đã chạm đáy, thuận lợi năm 2014 vẫn còn?
Theo đánh giá của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Kimeng, giá cao su thế giới khó có thể giảm sâu trong các năm tới sau 3 năm liên tiếp điều chỉnh giảm mạnh. Nếu so với đỉnh giá cao su năm 2011, hiện tại giá cao su đã giảm trên 65%, đang giao dịch gần 2.200 USD/tấn. Ngoài ra, dự kiến nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên trên thế giới sẽ đạt tăng trưởng bình quân 3,5%/năm từ 2014 đến 2018 do nhu cầu sản xuất săm lốp gia tăng. Được biết, 65% sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới được dùng để sản xuất săm lốp.
Nói đi thì cũng phải nói lại, giá cao su sắp tới "khó có khả năng giảm mạnh" - với nguyên nhân sâu xa là ngành sản xuất săm lốp bắt đầu phục hồi cùng với sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô. Đây một lần nữa lại là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp săm lốp, nhất là các doanh nghiệp đã bắt đầu vạch ra đường đi nước bước trong thời gian tới.
Quan sát thống kê giá bán cao su bình quân của một doanh nghiệp cao su tự nhiên nửa cuối năm 2013 đến nay, có thể thấy xu hướng tăng lên của giá cao su tự nhiên chưa thực sự rõ rệt. Ngành săm lốp nước ta do vậy còn có lý do để lạc quan hơn trước thềm năm mới.
(Giá cao su bình quân tháng. Đơn vị: triệu đồng/tấn)
Minh Huyền
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: