MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh nghiệm triệu đô rút ra từ vụ ly hôn của tỷ phú Donald Trump

10-12-2015 - 15:55 PM | Doanh nghiệp

Tại nhiều quốc gia, hợp đồng tiền hôn nhân thường được các tỷ phú, người nổi tiếng hay giới nhà giàu sử dụng nhằm bảo vệ tài sản trước những biến cố không lường trước.

Đối với giới nhà giàu và các doanh nhân, hợp đồng tiền hôn nhân không phải điều xa lạ gì. Tỷ phú Donald Trump là một người nổi tiếng về hợp đồng tiền hôn nhân khi không chấp nhận cưới nếu không có thỏa thuận này.

Nguyên nhân khiến vị tỷ phú này coi trọng hợp đồng tiền hôn nhân là việc người vợ đầu của ông, bà Ivanka Trump đã đưa hợp đồng tiền hôn nhân lên tòa án và tận dụng những kẽ hở trong thỏa thuận để nhận được 14 triệu USD tiền mặt sau khi ly hôn với ông.

Đồng thời với đó, bà Trump cũng lấy được 2 căn hộ hạng sang và 300.000 USD tiền trợ cấp mỗi năm.

Sau vụ ly hôn trên, tỷ phú Donald Trump cho rằng hợp đồng tiền hôn nhân của ông chưa đủ chặt chẽ và ông đã “mắc sai lầm” khi chia khối tài sản lớn như vậy cho người vợ.

Tại nhiều quốc gia, hợp đồng tiền hôn nhân thường được các tỷ phú, người nổi tiếng hay giới nhà giàu sử dụng nhằm bảo vệ tài sản trước những biến cố không lường trước. Quy định của hợp đồng này khá rộng và đa dạng, nhưng thường tập trung vào hai vấn đề chính là chia tài sản và tiền trợ cấp sau ly hôn.

Ngoài hợp đồng tiền hôn nhân, các cặp vợ chồng cũng có thể xây dựng hợp đồng phân chia và bảo vệ tài sản sau hôn nhân. Loại hợp đồng này có mục đích tương tự như hợp đồng tiền hôn nhân nhưng được ký sau khi hai vợ chồng đã kết hôn.

Một nghiên cứu mới đây của hãng luật AAML cho thấy tỷ lệ thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân tại Mỹ đã tăng 63% trong khoảng 2010-2013 và có đến 80% số người được hỏi cho rằng các thỏa thuận này là để bảo vệ tài sản riêng.

Theo AAML, các cặp vợ chồng trẻ thường không chú ý đến hợp đồng tiền hôn nhân khi họ vẫn chưa có khối tài sản đủ lớn. Hậu quả là vấn đề nảy sinh khi thu nhập của gia đình tăng lên và cặp vợ chồng này quyết định ly hôn. Những tranh chấp tài sản sẽ phát sinh và rất khó để phân chia ai đúng, ai sai hay tài sản nào nên thuộc về người nào.

Việc ký trước hợp đồng tiền hôn nhân sẽ bảo vệ tài sản cũng như quy định vợ chồng sẽ nhận được gì nếu ly hôn, hoặc tiền trợ cấp là bao nhiêu. Thỏa thuận này không chỉ bảo vệ tài sản chính đáng cho mỗi bên mà còn giúp phân chia rõ ràng quyền lợi của vợ chồng sau khi chấm dứt hôn nhân.

Tại nhiều nước Phương Tây, giới nhà giàu ngày càng quen thuộc với hợp đồng tiền hôn nhân bởi họ ý thức được việc bảo vệ khối tài sản không lồ của mình trước các cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, vấn đề này lại khá khó khăn tại nhiều nước Châu Á khi sự khác biệt về văn hóa khiến các cặp vợ chồng cảm thấy ngại hoặc e dè trước thỏa thuận này.

Các tỷ phú Phương Tây thường phân chia khá rõ ràng giữa kinh doanh và tình cảm. Bên cạnh đó, những nhà tư vấn luật pháp của họ cùng thường khuyến nghị cặp đôi ký hợp đồng tiền hôn nhân trước khi cưới. Thậm chí, điều này dường như đã trở thành điều hiển nhiên trong các cuộc hôn nhân tầm cỡ.

Trái ngược lại, văn hóa nhiều nước Châu Á lại không mấy quan thuộc với hợp đồng tiền hôn nhân. Nhiều cặp đôi cho rằng thỏa thuận này đồng nghĩa với việc nghi ngờ hay không chung thủy. Hậu quả là nhiều vụ ly hôn xảy ra với những tranh chấp, kiện tụng không đáng có nhằm chia khối tài sản khổng lồ.

Năm 2011, con trai của chủ tịch Prudential Enterprise, ông Samatur Li Kin Kan đã bị tòa án yêu cầu trả 1,2 tỷ đô la Hồng Kong (150 triệu USD) cho người vợ đã ly hôn của mình.

Rõ ràng, hợp đồng hôn nhân không phải là nguyên nhân gây ra đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng. Thay vào đó, thỏa thuận này giúp các cặp đôi xác định được tình hình tài chính cá nhân và có cách ứng xử phù hợp hơn trong quan hệ vợ chồng.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng hợp đồng tiền hôn nhân đang ngày càng mất đi hiệu lực. Nguyên nhân chính là một bản hợp đồng không thể bao quát hết toàn bộ những rủi ro có thể xảy ra trong hôn nhân. Trường hợp của tỷ phú Trump là một ví dụ điển hình cho việc còn những kẽ hở trong thỏa thuận khiến chồng, hoặc vợ vẫn mất tài sản sau ly hôn.

Ngoài ra, những điều khoản trong bản hợp đồng có thể là nguyên nhân khiến người vợ, hoặc chồng dù muốn chia tay những vẫn “giả vờ” để sống chung cho đến hết kỳ hạn theo thỏa thuận.

Đây là một trong những đặc điểm của nhiều hợp đồng tiền hôn nhân khi quy định người vợ, hay chống chỉ nhận được khoản tiền bồi thường và trợ cấp nếu đã sống chúng trong bao nhiêu năm trở lên.

Theo hãng tin CNBC, ngoài hợp đồng hôn nhân, các cặp vợ chồng có thể sử dụng dịch vụ tài khoán tín thác để bảo vệ tài sản của mình. Bằng việc chuyển quyền sở hữu đến các tài sản tín thác dưới tên bản thân, người chống, hoặc vợ có thể yên tâm chung sống mà không sợ các rắc rối nếu xảy ra ly hôn.

Theo Hoàng Nam

Trí Thức Trẻ/CafeBiz

Trở lên trên