Ngành thuế khẳng định phương án quản lý taxi Uber là khả thi
Phương án quản lý thuế với loại hình taxi Uber đã được cơ quan chức năng tính toán cụ thể và đánh giá là hoàn toàn khả thi trong thời gian tới.
- 16-12-2014Pháp cấm Taxi Uber nhằm tránh việc cạnh tranh không công bằng
- 15-12-2014Tuần tồi tệ của Uber
- 11-12-2014Uber có trốn được thuế?
- 10-12-2014Bộ GTVT: Sẽ có cách quản xe Uber
Doanh nghiệp vận tải “ôm” thuế cho Uber
Trả lời phóng viênVietnam+sáng nay (18/12), ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban thường trực Ban cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế khẳng định, ngành thuế đã có buổi làm việc cụ thể với đại diện Công ty Uber International Holding B.V mới đây và xác định các khoản thu nhập phát sinh của đơn vị này tại Việt Nam.
Qua đó, hiện phía Uber đang có 3 khoản thu nhập gồm: Phí đăng ký mở tài khoản, phí hủy chuyến và cước phí thanh toán thực tế từ khách hàng qua các thẻ thanh toán Visa Card, MasterCard, AMEX. Theo đó, phía Uber sẽ chuyển 80% cước cho doanh nghiệp vận tải và hưởng phí dịch vụ 20%.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, phía Uber có giải thích về phí mở tài khoản 5.000 đồng thực chất là phía xác nhận tính hiệu lực của thẻ tín dụng. Khoản phí này sau đó sẽ được hoàn trả lại cho khách hàng sau khi thẻ tín dụng của họ được xác nhận hợp lệ. Bởi vậy, khoản phí này phía Uber cho rằng, không xác định là thu nhập của phía Uber International Holding B.V tại Việt Nam.
Về khoản phí thanh toán thực tế, đại diện ngành thuế dẫn giải trình của đại diện công ty Uber tại Việt Nam cho hay, trong hợp đồng ký kết, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam sẽ có trách nhiệm kê khai và nộp thay các loại thuế phát sinh tại Việt Nam thay cho phía Uber.
Điều này theo ông Tiến cũng đồng nghĩa phía doanh nghiệp vận tải Việt Nam mặc dù nhận được 80% số tiền thu từ khách hàng nhưng sẽ phải nộp cả phần thuế nhà thầu cho phía Uber. Ngược lại, 20% phía Uber hưởng phí dịch vụ sẽ được giữ lại đầy đủ. Tuy nhiên, theo ông Tiến, đây là vấn đề chia lợi nhuận của các bên và đã ghi rõ tại hợp đồng.
Ông Tiến cũng cho biết, thực tế, Công ty Uber International Holding B.V tại Hà Lan mới là đơn vị ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Phía Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam chỉ thực hiện các hoạt động phụ trợ, marketing nhằm mở rộng mạng lưới thị trường, hỗ trợ đào tạo,…
Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng dịch vụ taxi Uber cạnh tranh thiếu công bằng. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Mọi hoạt động thu tiền khách hàng đến chi tiền cho doanh nghiệp vận tải đều do Công ty Uber International Holding B.V thực hiện nên phía Uber Việt Nam không có nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế nhà thầu cho công ty ở Hà Lan.
Bởi vậy, vị đại diện ngành thuế này nói rằng, tính tới thời điểm này, Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam chưa phát sinh doanh thu tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này theo ông, là chưa được xác minh cụ thể vì phía Uber Việt Nam chưa tới kỳ kê khai thuế (công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký từ ngày 14/10/2014).
Yêu cầu Uber cung cấp danh sách khách hàng
Về xác định tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với Công ty Uber International Holding B.V, đại diện Tổng cục Thuế cho hay, đơn vị này đã có 2 phương án xử lý.
Cụ thể,phương án 1 được ông Tiến cho biết sẽ tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu với Uber theo hình thức kinh doanh vận tải và ở mức là 3%. Thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu với ngành tương ứng là 2%. Phương án này theo ông dựa trên việc Công ty Uber International Holding B.V đã trực tiếp tham gia điều hành hoạt động vận tải hành khách.
Phương án 2 được ngành thuế đưa ra là tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 5% tổng doanh thu. Đây là mức thuế cho hoạt động dịch vụ. Theo ông Tiến, phía Uber đưa ra ý kiến rằng công ty này chỉ cung cấp giải pháp công nghệ kết nối hành khách với công ty kinh doanh vận tải và là trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ công nghệ thông tin.
Với 2 phương án trên, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, các cơ quan có thẩm quyền liên quan như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông chưa có kết luận chính thức bằng văn bản về hình thức kinh doanh của Uber.
Nói thêm về quản lý với doanh thu của các đơn vị vận tải cũng như Uber, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, những dữ liệu, chứng từ thanh toán được lưu trữ đồng thời ở máy chủ nước ngoài và ở cả phía Việt Nam. Bởi vậy, theo ông Tiến, cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để đối chiếu, kiểm chứng khi cần thiết và việc quản lý thuế là khả thi.
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn, để quản lý tốt thì phía Uber phải thường xuyên cung cấp danh sách khách hàng của mình cho ngành thuế. Đây là vấn đề được ông Tiến khẳng định, ngành thuế đã làm việc với Uber và đại diện công ty này cam kết sẽ thực hiện đầy đủ./.
Trả lời phóng viênVietnam+sáng nay (18/12), ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban thường trực Ban cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế khẳng định, ngành thuế đã có buổi làm việc cụ thể với đại diện Công ty Uber International Holding B.V mới đây và xác định các khoản thu nhập phát sinh của đơn vị này tại Việt Nam.
Qua đó, hiện phía Uber đang có 3 khoản thu nhập gồm: Phí đăng ký mở tài khoản, phí hủy chuyến và cước phí thanh toán thực tế từ khách hàng qua các thẻ thanh toán Visa Card, MasterCard, AMEX. Theo đó, phía Uber sẽ chuyển 80% cước cho doanh nghiệp vận tải và hưởng phí dịch vụ 20%.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, phía Uber có giải thích về phí mở tài khoản 5.000 đồng thực chất là phía xác nhận tính hiệu lực của thẻ tín dụng. Khoản phí này sau đó sẽ được hoàn trả lại cho khách hàng sau khi thẻ tín dụng của họ được xác nhận hợp lệ. Bởi vậy, khoản phí này phía Uber cho rằng, không xác định là thu nhập của phía Uber International Holding B.V tại Việt Nam.
Về khoản phí thanh toán thực tế, đại diện ngành thuế dẫn giải trình của đại diện công ty Uber tại Việt Nam cho hay, trong hợp đồng ký kết, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam sẽ có trách nhiệm kê khai và nộp thay các loại thuế phát sinh tại Việt Nam thay cho phía Uber.
Điều này theo ông Tiến cũng đồng nghĩa phía doanh nghiệp vận tải Việt Nam mặc dù nhận được 80% số tiền thu từ khách hàng nhưng sẽ phải nộp cả phần thuế nhà thầu cho phía Uber. Ngược lại, 20% phía Uber hưởng phí dịch vụ sẽ được giữ lại đầy đủ. Tuy nhiên, theo ông Tiến, đây là vấn đề chia lợi nhuận của các bên và đã ghi rõ tại hợp đồng.
Ông Tiến cũng cho biết, thực tế, Công ty Uber International Holding B.V tại Hà Lan mới là đơn vị ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Phía Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam chỉ thực hiện các hoạt động phụ trợ, marketing nhằm mở rộng mạng lưới thị trường, hỗ trợ đào tạo,…
Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng dịch vụ taxi Uber cạnh tranh thiếu công bằng. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Mọi hoạt động thu tiền khách hàng đến chi tiền cho doanh nghiệp vận tải đều do Công ty Uber International Holding B.V thực hiện nên phía Uber Việt Nam không có nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế nhà thầu cho công ty ở Hà Lan.
Bởi vậy, vị đại diện ngành thuế này nói rằng, tính tới thời điểm này, Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam chưa phát sinh doanh thu tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này theo ông, là chưa được xác minh cụ thể vì phía Uber Việt Nam chưa tới kỳ kê khai thuế (công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký từ ngày 14/10/2014).
Yêu cầu Uber cung cấp danh sách khách hàng
Về xác định tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với Công ty Uber International Holding B.V, đại diện Tổng cục Thuế cho hay, đơn vị này đã có 2 phương án xử lý.
Cụ thể,phương án 1 được ông Tiến cho biết sẽ tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu với Uber theo hình thức kinh doanh vận tải và ở mức là 3%. Thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu với ngành tương ứng là 2%. Phương án này theo ông dựa trên việc Công ty Uber International Holding B.V đã trực tiếp tham gia điều hành hoạt động vận tải hành khách.
Phương án 2 được ngành thuế đưa ra là tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 5% tổng doanh thu. Đây là mức thuế cho hoạt động dịch vụ. Theo ông Tiến, phía Uber đưa ra ý kiến rằng công ty này chỉ cung cấp giải pháp công nghệ kết nối hành khách với công ty kinh doanh vận tải và là trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ công nghệ thông tin.
Với 2 phương án trên, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, các cơ quan có thẩm quyền liên quan như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông chưa có kết luận chính thức bằng văn bản về hình thức kinh doanh của Uber.
Nói thêm về quản lý với doanh thu của các đơn vị vận tải cũng như Uber, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, những dữ liệu, chứng từ thanh toán được lưu trữ đồng thời ở máy chủ nước ngoài và ở cả phía Việt Nam. Bởi vậy, theo ông Tiến, cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để đối chiếu, kiểm chứng khi cần thiết và việc quản lý thuế là khả thi.
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn, để quản lý tốt thì phía Uber phải thường xuyên cung cấp danh sách khách hàng của mình cho ngành thuế. Đây là vấn đề được ông Tiến khẳng định, ngành thuế đã làm việc với Uber và đại diện công ty này cam kết sẽ thực hiện đầy đủ./.
Uber là tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để kết nối tài xế và hành khách bằng thao tác nhấn nút đơn giản. Tập đoàn Uber có trụ sở chính tại Mỹ đã thành lập trên 30 công ty con tại nước ngoài kể từ năm 2012 đến nay. Tại Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam được thành lập và thuộc sở hữu của Công ty Uber International Holding B.V ở Hà Lan. |
Theo Xuân Dũng