MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin doanh nghiệp 6/11: Hùng Vương tự tin vào ngành tôm, Hoàng Anh Gia Lai hút 1.700 tỷ đồng từ GEM

06-11-2014 - 23:38 PM | Doanh nghiệp

Việc bước chân vào ngành Tôm vốn đã có không ít đại gia, vì vậy được coi là bước đi táo bạo của Thủy sản Hùng Vương.

Ngày 6/11/2014, 2 doanh nghiệp lớn tiến hành các cuộc họp với những nội dung quan trọng. GEM - Quỹ đầu tư Global Emerging Market - đã ký cam kết đầu tư 1.700 tỷ đồng - tương đương 80 triệu USD vào cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai.

Đáng lưu ý, GEM rót vốn vào HAG bằng cách mua lại từ các cổ đông mà không phải từ cổ phiếu phát hành thêm. "Bầu" Đức khẳng định, ông không giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Hoàng Anh Gia Lai. Đây là thương vụ đầu tư lớn nhất của GEM tại Việt Nam từ trước đến nay.

GEM cam kết đầu tư 1.700 tỷ đồng vào Hoàng Anh Gia Lai

Trong khi đó, Thủy sản Hùng Vương không giấu tham vọng bá chủ ngành tôm. Với lĩnh vực tôm, HVG hoàn toàn là "lính mới", công ty được biết đến với vị thế về cá tra. Việc bước chân vào ngành Tôm vốn đã có không ít đại gia, vì vậy được coi là bước đi táo bạo của Thủy sản Hùng Vương. Tuy nhiên, công ty tự tin với lợi thế về nhà máy chế biến, công suất cấp đông gấp 6 lần doanh nghiệp cùng ngành, cộng với việc nghiên cứu kỹ lưỡng, HVG kỳ vọng sẽ đứng đầu về xuất khẩu tôm vào năm 2016.

Thủy sản Hùng Vương và tham vọng bá chủ ngành Tôm

Một "ông lớn" khác thuộc ngành dầu khí là PVS cũng báo tin vui khi kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đã vượt tới 44% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Việc vượt kế hoạch của PVS thực ra không quá bất ngờ, công ty đã hoàn thành kế hoạch sau nửa năm kinh doanh.

PVS: 9 tháng vượt 44% kế hoạch lợi nhuận cả năm

Vận tải Safi (SFI) thực hiện "lời hứa" về cổ tức năm 2014 sau khi đưa quyết định tạm ứng cổ tức đợt 2/2014  với tỷ lệ 20%. Trước đó, công ty đã chi trả cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 30% cũng bằng tiền mặt. Với mức giá giao dịch xung quanh 30.000 đồng/cổ phiếu, lợi tức cổ phiếu SFI ở vào khoảng 16,7%.

Vận tải Safi tiếp tục trả cổ tức đợt 2/2014 bằng tiền mặt 20%

Những kết quả lạc quan của doanh nghiệp được củng cố khi Chứng khoán Rồng Việt VDSC đưa ra con số thống kê có 58% doanh nghiệp tăng trưởng LNST 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ.

VDSC: Có 58% doanh nghiệp tăng trưởng LNST 9 tháng so với cùng kỳ

Lâu nay, không ít chuyên gia và doanh nghiệp vẫn băn khoăn, thậm chí lo lắng khi có vẻ như các doanh nghiệp ngoại đang được hưởng những lợi ích mà doanh nghiệp nội không có. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế, vào kim ngạch xuất khẩu, cũng như thu hút lao động, các nguồn lực... khiến những lo lắng, băn khoăn trở nên có cơ sở. Bên hành lang quốc hội, đại biểu Nguyễn Đức Kiên đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng như cơ chế thu hút các nhà đầu tư hiện nay.

Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, sự "lép vế" của doanh nghiệp nội, nếu có, là do nguồn lực tài chính có hạn so với doanh nghiệp ngoại. Hiện tại Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, sử dụng công nghệ cao mà không hề phân biệt doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài.

Tuy nhiên, một điều đáng buồn mà ông Nguyễn Đức Kiên cũng phải thừa nhận là trong quá khứ, có nhiều doanh nghiệp phát triển từ cơ chế, ví dụ như bất động sản, nên mới tạo ra nợ xấu bất động sản chồng chất như thế và chưa xử lý được. Đây là một bài học mà chúng ta cần phải rút kinh nghiệm.

"Không có luật nào phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nội, ngoại"

Góp vào bức tranh tươi sáng của doanh nghiệp hiện nay là câu chuyện xung quanh việc vay vốn ngân hàng.

Nếu như trước kia, người ta ngạc nhiên vì doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi suất có khi đến 20%/năm, mà vẫn hoạt động được, thì hiện nay, không những lãi suất đã giảm xuống rất nhiều, các khoản vay hầu hết được tín chấp. Như vậy là, ngân hàng và doanh nghiệp đã bắt đầu tiến lại gần nhau hơn, và ngày càng hỗ trợ nhau hiệu quả hơn.

“Điều kỳ lạ” của doanh nghiệp đang thay đổi

Đan Nguyên

thunm

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên