Trọng tâm kiểm toán 2014: Nợ xấu và đầu tư “tay trái”
Không chỉ nợ xấu, sở hữu chéo mà đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của một số ngân hàng cũng sẽ vào tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước trong năm tới.
Theo dự kiến của Kiểm toán Nhà nước, tổng số cuộc kiểm toán trong năm 2014 sẽ là 160, tăng 12 cuộc so với năm 2013.
Riêng lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng tăng 14 đầu mối so với năm trước, với 43 cuộc. Qua đây, tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính, tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo… sẽ được đánh giá.
Đứng số 1 trong 43 đầu mối là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nội dung kiểm toán được ghi rõ là báo cáo tài chính 2013, hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, tài sản nhà nước, tình hình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Cùng nội dung này là các tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Bảo hiểm Petrolimex.
Bên cạnh báo cáo tài chính 2013, BIDV và MHB đều được dự kiến kiểm toán để xác định nợ xấu đến 31/12/2013 và 30/6/2014 cùng việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Có đến 6 tổng công ty khác được mở ngoặc nhấn mạnh "đặc biệt là hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính" trong nội dung kiểm toán.
Trong số 15 chuyên đề được dự kiến sẽ kiểm toán trong năm 2014, Kiếm toán Nhà nước cho biết sẽ đổi mới phương pháp theo hướng tập trung, thống nhất xuyên suốt tới các khu vực tại địa phương, kể cả với các bộ ngành địa phương trong năm 2014 không kiểm toán, với chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013.
Mục tiêu được xác định cho chuyên đề này là để đánh giá quá trình huy động, quản lý, điều hành nguồn vốn này gắn với nội dung tái cơ cấu đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí…
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 45 cuộc đã có báo cáo phát hành, Kiếm toán Nhà nước cho biết đã kiến nghị xử lý tài chính 7.976 tỷ đồng. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm xem xét trách nhiệm để xử lý 54 tập thể, 13 cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện.
Kết quả kiếm toán năm 2013 cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp nhà nước quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến số nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Đáng chú ý, hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều có các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm dẫn đến tăng chi phí làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Kiếm toán Nhà nước nhận xét, công tác huy động vốn còn chưa cân đối dẫn đến tồn đọng vốn khá lớn, làm tăng cấp bù từ ngân sách nhà nước.
Trong hoạt động cho vay, một số dự án hiệu quả kinh tế thấp, phát sinh lỗ lớn không có khả năng trả nợ, phát sinh tỷ lệ nợ xấu nhiều, tỷ lệ nợ xấu đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cao… Qua kiểm toán điều chỉnh giảm chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý 66,5 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy nhiều hạn chế trong quản lý chỉ đạo điều hành thu chi ngân sách, sử dụng tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị được kiểm toán được Kiếm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị từ các năm trước nhưng chậm được khắc phục. Như sử dụng đất không đúng mục đích, phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ trái phiếu Chính phủ dẫn đến mất khả năng cân đối, gây thiếu vốn nghiêm trọng, mua xe công vượt định mức…
Vào cuối giờ sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2014.
Riêng lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng tăng 14 đầu mối so với năm trước, với 43 cuộc. Qua đây, tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính, tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo… sẽ được đánh giá.
Đứng số 1 trong 43 đầu mối là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nội dung kiểm toán được ghi rõ là báo cáo tài chính 2013, hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, tài sản nhà nước, tình hình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Cùng nội dung này là các tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Bảo hiểm Petrolimex.
Bên cạnh báo cáo tài chính 2013, BIDV và MHB đều được dự kiến kiểm toán để xác định nợ xấu đến 31/12/2013 và 30/6/2014 cùng việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Có đến 6 tổng công ty khác được mở ngoặc nhấn mạnh "đặc biệt là hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính" trong nội dung kiểm toán.
Trong số 15 chuyên đề được dự kiến sẽ kiểm toán trong năm 2014, Kiếm toán Nhà nước cho biết sẽ đổi mới phương pháp theo hướng tập trung, thống nhất xuyên suốt tới các khu vực tại địa phương, kể cả với các bộ ngành địa phương trong năm 2014 không kiểm toán, với chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013.
Mục tiêu được xác định cho chuyên đề này là để đánh giá quá trình huy động, quản lý, điều hành nguồn vốn này gắn với nội dung tái cơ cấu đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí…
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 45 cuộc đã có báo cáo phát hành, Kiếm toán Nhà nước cho biết đã kiến nghị xử lý tài chính 7.976 tỷ đồng. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm xem xét trách nhiệm để xử lý 54 tập thể, 13 cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện.
Kết quả kiếm toán năm 2013 cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp nhà nước quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến số nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Đáng chú ý, hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều có các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm dẫn đến tăng chi phí làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Kiếm toán Nhà nước nhận xét, công tác huy động vốn còn chưa cân đối dẫn đến tồn đọng vốn khá lớn, làm tăng cấp bù từ ngân sách nhà nước.
Trong hoạt động cho vay, một số dự án hiệu quả kinh tế thấp, phát sinh lỗ lớn không có khả năng trả nợ, phát sinh tỷ lệ nợ xấu nhiều, tỷ lệ nợ xấu đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cao… Qua kiểm toán điều chỉnh giảm chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý 66,5 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy nhiều hạn chế trong quản lý chỉ đạo điều hành thu chi ngân sách, sử dụng tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị được kiểm toán được Kiếm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị từ các năm trước nhưng chậm được khắc phục. Như sử dụng đất không đúng mục đích, phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ trái phiếu Chính phủ dẫn đến mất khả năng cân đối, gây thiếu vốn nghiêm trọng, mua xe công vượt định mức…
Vào cuối giờ sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2014.
Theo Nguyễn Lê