TS Võ Trí Thành hiến kế cho Doanh nghiệp vượt khó năm 2014
Hiện tại thế giới là không phẳng, rất gồ ghề nhưng xu hướng rất rõ. Hãy nắm bắt cái “gồ ghề” để kiếm tiền nhưng đừng quên nền tảng.
Nhìn ra thế giới để thấy thị trường, dòng tiền và sản phẩm
TS Võ Trí Thành nhận định thế giới đang phục hồi nhưng chậm chạp. Theo IMF dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,6% (2014) thấp hơn rất nhiều so với các năm sau khủng hoảng như 2010. “Để đạt được mức bình thường chắc phải 2017”.
Nhưng quan trọng hơn, đằng sau sự tăng trưởng đó là sự rủi ro, tính bất định cao. Rủi ro ấy đang dịch chuyển sang các nước mới nổi - vốn là đầu tàu tăng trưởng những năm qua như Trung Quốc, Indonesia.
Có thể thấy trong năm nay, mọi người đều nói về tái cơ cấu và nỗ lực cải cách. Song trong vai trò là DN, hoạt động trong một nền kinh tế đang cần “nỗ lực cải cách” cần phải hiểu hàm ý của câu chuyện này như thế nào?
Chuyên gia nhận định “còn rủi ro tức là còn méo mó. Đầu cơ vẫn là cái phải tính đến trong giai đoạn ngắn hạn.” Thời gian qua, có những DN lãi 1 đồng thìlà từ hoạt động SXKD,là từ đầu tư tài chính.
Theo ông Thành, điều quan trọng khi chơi trong ngắn hạn là phải biết nắm bắt xu thế. Việt Nam năm 2012-2013 cực kỳ khó khăn, chủ yếu do chuyển đổi chính sách từ chính sách đồng tiền dễ dãi sang đồng tiền chặt chẽ nhưng quá trình hạ cánh lại không uyển chuyển. Năm 2014, kể cả mức tăng trưởng GDP 5,8% như Chính Phủ mong muốn, cũng chỉ là nhúc nhích đi lên mà thôi. Những vấn đề lớn như nợ xâu, nợ XDCB vẫn còn đó.
Qua đó, muốn tìm cơ hội kinh doanh hãy nhìn vào tổng cầu. Tiêu dùng tăng trên 5% qua nhiều năm qua. Mức tăng tiêu dùng trong nhiều năm qua không có gì đột phá nhưng trong khi tiêu dùngxuống thì vẫn có những ngành có độ co giãn không đổi. Thực tế chứng minh những công ty chuyển sang SXKD hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn sống được. Và điều đó lý giải vì sao vẫn có những ngành xuất khẩu tốt.
Hãy tận dụng chính sách của Chính phủ
“Chính phủ, với tất cả sức lực lạy van Quốc hội tăng phát hành trái phiếu cũng chỉ nhằm đảm bảo đầu tư 5,3% GDP”. Theo đó, khoản phát hành thêm trái phiếu để làm đường cao tốc sẽ không có sự lan tỏa nhiều cho năm 2014.
Ông Thành cho rằng nếu dùng tiền để xây dựng nông thôn mới sẽ có độ lan tỏa tốt hơn. Những hy vọng dành cho năm 2014 là đầu tư FDI có thể có bước hứng khởi tốt hơn năm 2013 và kỳ vọng đầu tư tư nhân quay trở lại. Song điều đáng buồn là đầu tư tư nhân giảm rất mạnh và nguyên nhân không phải do không có tiền mà là không biết sử dụng tiền vào đâu. Vấn đề của khối DN là “tiền nằm ở tài sản tài chính chứ không nằm trong SXKD nên vẫn phải dựa vào nước ngoài để có được mức tăng trưởng.”
Ông Thành cho rằng Chính phủ sẽ có rất ít sự hỗ trợ trong năm tới. Cụ thể, dưlãi suất hiện nay là “zero” do những nguyên nhân như kỳ vọng lạm phát 6,7 -7% , Nhà nước phát hành trái phiếu để huy động vốn thì lãi suất phải đủ hấp dẫn. Bên cạnh đó, có thể đồng USD sẽ lên giá và làm ảnh hưởng đến trò chơi lãi suất và tỷ giá của VN. Câu chuyện xử lý nợ xấu không phải là việc VAMC mua thêm được bao nhiêu nghìn tỷ mà là thị trường mua bán nợ xấu có đi vào hoạt động không.
Chính phủ, dù là nước ngoài hay Việt Nam thì cũng không thể có gói kích cầu như 2009 được nữa. Tuy vậy, các Chính phủ vẫn đang tìm mọi cách “mị dân, mị DN” bằng cách chính sách hỗ trợ DN. Cái đầu tiên là phải bám theo những chính sách hỗ trợ DN đó và hành động như một chuyên gia đã nói “Với Chính
Chuyên gia cũng nhận định các chính sách giãn, giảm, miễn thuế sẽ dừng dần chứ không tăng bởi vì “ngân sách bọt bèo thế này. Gói 30.000 tỷ may chăng chỉ hy vọng là sẽ giải ngân nhanh hơn”.
Các DN hãy nhìn vào động thái phát hành thêm trái phiếu của Chính phủ, đầu tư công tăng lên.
Về xuất khẩu, có thể thấy thị trường xuất khẩu tăng nhanh nhất của Việt Nam là Hàn Quốc, Trung Quốc bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật. Đây là trò chơi lựa chọn bạn hàng của DN.
Nhìn dài hạn thì thế giới và Việt Nam đi về đâu?
Điều đầu tiên là thế giới và Việt Nam sẽ “chơi” sâu hơn và rộng hơn rất nhiều. Các tính toán đều cho thấy Việt Nam là nước được lợi lớn nhất từ các hiệp định như TPP. Đây là cơ hội “ăn theo” rất lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Tiến trình cải cách và tái cấu trúc sẽ tạo ra 1 nguồn lực, nguồn tiền rất lớn chuyển từ Nhà nước sang tư nhân. Vài trò chơi lớn sẽ xuất hiện trong năm nay. Chuyên gia “gợi ý”: Khó khăn nội tại của các Ngân hàng là khác nhau, nên phải biết chọn bạn mà chơi. (ví dụ như Ngân hàng “xấu” dễ cho vay, còn những Ngân hàng “tốt” thì thường “kiêu”).
Hơn bao giờ hết, việc cải cách gắn với bền vững lại được nhấn mạnh. DN muốn phát triển bền vững thì phải “xanh”. TS Thành cho rằng ngành này tạo giá trị gia tăng lớn nhất trên thế giới. Nó đã làm thay đổi quan điểm đối với nông nghiệp (hãy nhìn Thông điệp đầu năm của Thủ tướng thì thấy). Trong tương lai, chắc chắn nông nghiệp sẽ phát triển và tạo giá trị gia tăng rất cao.
Chuyên gia cũng cho rằng tiêu dùng cuối cùng được quyết định bởi tầng lớp trung lưu. Hãy nhìn vào thị trường này để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Và một điểm nữa,
Kết lại, TS Võ Trí Thành hy vọng cuối 2014, đầu 2015 không chỉ có tia sáng mà còn “rộn ràng tiếng ca”. Song quan trọng vẫn là có vượt qua được đàm tiếu chính trị, đàm tiếu xã hội hay không?
Hải Minh