MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

UBKTQH lo ngại nợ của khu vực DNNN

28-05-2013 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Việc khu vực DNNN luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ đã khiến khu vực này có khả năng đe dọa nợ công.

Nghiên cứu: “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” vừa được UBKTQH công bố ngày 25/5.

Theo nhóm nghiên cứu, một số khoản nợ của DNNN không được hạch toán và không thuộc phạm vi quản lý của nợ công Việt Nam mà chỉ có những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào nợ công. Tuy nhiên, trong bối cảnh làm ăn bết bát của DNNN như hiện này, nếu xét đến cả các tác động gián tiếp thì tín dụng của khu vực DNNN đang nổi lên như là một mối đe doạ đối với nợ công của Việt Nam.

Cụ thể, DNNN có quan hệ với nợ công trên hai khía cạnh: một là các khoản vay nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh; hai là các khoản nợ ngân hàng phát triển, nợ các ngân hàng thương mại (NHTM), hoặc nợ chéo nhau của các tập đoàn, tổng công ty NN lớn rơi vào thua lỗ nhưng không thể để phá sản. 

Dù cho số lượng DNNN được Nhà nước hỗ trợ đã giảm, song mức hỗ trợ lại tăng lên nhiều lần. Cùng với đó, hàng loạt công ty khó khăn không trả được nợ nước ngoài như một số công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà, Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng và nhiều DNNN khác cũng đã và đang đề nghị Nhà nước hỗ trợ trả nợ nước ngoài...

Trên danh nghĩa, Chính phủ chỉ bảo lãnh một số DNNN vay nợ nước ngoài, còn toàn bộ các khoản tín dụng trong nước thì DNNN phải tự vay, tự trả.

Riêng với các khoản vay nợ của khu vực DNNN tại các NHTM thì trong trường hợp khó khăn nhà nước vẫn phải đứng ra thu xếp hoàn trả.

Theo số liệu của Bộ Tài Chính, nợ nước ngoài Chính phủ bảo lãnh cho khu vực DNNN vào năm 2010 hơn 4,6 triệu USD, tương đương với 14,3% tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam. Nợ của 81 trên tổng số 90 DNNN đến cuối năm 2009 (lên tới 54,2% GDP năm 2009 (khoảng 898,85 nghìn tỉ đồng).

 “Một khi kinh doanh nghiệp thua lỗ, các doanh nghiệp này sẽ không thể trả nợ đúng hạn được cho các NHTM, cho VDB và cho các chủ nợ nước ngoài. Do hầu hết các DNNN đều thuộc diện “quá lớn” nên các khoản nợ xấu này cuối cùng sẽ phải do NSNN gánh trả” – Nhóm tác giả kết luận.
Hồng Anh

uyenlt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên