Nhà thầu Việt “xuất ngoại”: Coteccons làm DA của VinFast tại Ấn Độ, Hòa Bình trúng 5 DA nước ngoài 72 triệu USD
Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
- 30-08-2024'Chim đầu đàn' Newtecons trong hệ sinh thái 1 tỷ đô của ông Nguyễn Bá Dương: Lợi nhuận giảm gần 60% vẫn so kè quyết liệt với Coteccons
- 24-08-2024Tòa án phong tỏa và khấu trừ tiền trong tài khoản của Coteccons để trả nợ cho Boho Decor
- 13-08-202418 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến
Liên tục những giải pháp được đưa ra từ đầu năm để hồi phục thị trường bất động sản sau cơn bĩ cực 2022-2023. Điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ pháp lý, hỗ trợ về mặt lãi suất… song thị trường theo người trong cuộc vẫn chưa thể hồi phục nhanh như kỳ vọng.
Việc xây dựng mới còn trị trệ kéo các ngành liên quan gồm xây dựng, VLXD, nội thất đã và đang nỗ lực tìm đường “xuất ngoại”.
Đơn cử, hai ông lớn xây dựng là Hoà Bình và Coteccons đang đôn thúc việc xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu Hoà Bình từ đầu năm thông báo trúng 5 dự án ở nước ngoài với vốn đầu tư 72 triệu USD, thì Coteccons trong chia sẻ mới đây cho biết hoạt động ở nước ngoài đã bắt đầu mang ngoại tệ về cho Công ty.
Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov chia sẻ thị trường trong nước chưa thể hồi phục nhanh. Do đó, chiến lược của Công ty là đa dạng các loại hình nội địa song song đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện tại, Coteccons đã có hoạt động xây dựng ở một số nước. Tuy các dự án nước ngoài vẫn còn khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu nhưng có tín hiệu tích cực.
Đơn cử như trường hợp Coteccons đang triển khai dự án của VinFast tại Ấn Độ sau khi đã liên tục hợp nhiều dự án trong nước với tập đoàn VinGroup, với VinFast. Hồi tháng 3/2024, Coteccons còn thành lập văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại thị trường này….
Tương tự với doanh nghiệp nội thất và vật liệu xây dựng, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA) vừa nhận định dù có hy vọng ngành xây dựng trong nước sẽ hồi phục, song dự kiến sớm nhất phải đến giữa năm 2025 thì doanh nghiệp bất động sản mới có phản ứng tích cực. Và việc cần làm hiện tại là hầu hết doanh nghiệp gỗ, nội thất đang đẩy mạnh xuất khẩu.
Thực tế cũng hỗ trợ cho chiến lược này khi Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ & Trung Quốc. Do đó, các nhà mua hàng vật liệu xây dựng, nội thất tập trung thị trường Trung Quốc trước đây đang bắt đầu đổi hướng tìm kiếm thị trường mới. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp sản xuất hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng của Việt Nam.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành trong những tháng cuối năm, đại diện HAWA cho hay, tình hình xuất khẩu ghi nhận sự khả quan nhất định, dự đoán từ nay đến cuối năm, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và nội thất đạt 14,5-15 tỷ USD.
Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là thị trường chính. Các thị trường này đã đổ một lượng lớn tiền để gom mua mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta trong thời gian qua.
Hay ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Kiến trúc AA thông tin, cho đến thời điểm này, đơn hàng xuất khẩu của AA đã ổn định và ngày càng gia tăng với các công trình nội thất ở nước ngoài như: Mỹ, Trung Đông và các khu du lịch nổi tiếng thế giới. Mặc dù đơn hàng chưa đạt như năm 2022, nhưng rất khả quan so với những tháng đầu năm.
“Về thị trường trong nước, tình hình đơn hàng trong 6 tháng đầu năm còn chậm, nhưng chúng tôi đang hy vọng sang năm 2025 sẽ khả quan hơn. Do đó, trong lúc thị trường còn khó, doanh nghiệp đẩy mạnh đa dạng sản phẩm, tăng cường tiếp thị… để thu hút nhiều khách hàng hơn”, ông Khanh chia sẻ.
Nhịp sống thị trường