Vicem 'đảo bài', công ty con thêm gánh nặng?
Khi dự án chưa được đánh giá hiệu quả sau hai năm hoạt động thì căn cứ nào để tính toàn và thay đổi phương thức ăn chia giữa VICEM và các DN con?.
Đây là lo ngại từ thực tế dự án “làm kín lò nung bằng graphit” nhằm giảm tiêu hao năng lượng của VICEM. Dự án “Đầu tư xây dựng công trình hệ thống làm kín lò nung bằng Graphit” được VICEM phê duyệt tại QĐ số 01995/QĐ-XMVN ngày 29/11/2010. Tổng mức đầu tư dự án theo QĐ này là 77.768.260.000 đồng (hơn 77,76 tỷ đồng). Ngày 12/01/2011, VIcem đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu với tổng số tiền 77.767.259.767 đồng.Thông qua đấu thầu, Cty ITECA SOCADEI SES (Cộng hòa Pháp) thắng thầu với số tiền: 77.767.259.767 đồng!!!Căn cứ HĐ số 008-48/XMVN – ITECA (không có ngày ký HĐ), từ tháng 7 đến tháng 9/2012, ITECA thi công dự án này tại 6 công ty: Vicem Bỉm Sơn; Vicem Hải Phòng; Vicem Hoàng Mai; Vicem Hoàng Thạch; Vicem Kiên Lương và Vicem Tam Điệp.Phương thức lợi nhuận được VICEM đưa ra mức tỷ lệ: XMVN 60%, các đơn vị thành viên: 40%.
Theo phương án ban đầu, chi phí lắp đặt hệ thống này sẽ được “ăn chia” theo tỷ lệ 60% (cho VICEM) và 40% cho DN thành viên. Căn cứ để ăn chưa dựa trên tiêu chí “tiết kiệm, giảm tiêu hao năng lượng”. Cụ thể, đó là những nhiên liệu đầu vào mà nhờ có hệ thống bịt kín lò nung này tiết kiệm được.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, đây là một tiêu chí rất khó định lượng. Hơn thế nữa, khi dự án chưa được đánh giá hiệu quả sau hai năm hoạt động thì căn cứ nào để tính toàn và thay đổi phương thức ăn chia giữa VICEM và các DN con?.
Điều này đã đẩy các DN vào thế bị động và thêm gánh nặng với các chi phí tài chính tăng thêm ngoài kế hoạch Phó TGĐ phụ trách sản xuất Cty Xi măng Vicem Tam Điệp, ông Phạm Ngọc Trường, cho biết: Việc tiết kiệm nhiên liệu, tiêu hao nhiệt… từ khi hệ thống làm kín lò nung tại VICEM Tam Điệp chưa khảo sát cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá là rất khó, vì không có cơ sở định lượng. Hơn thế, trong thời kỳ đầu (năm đầu tiên), hệ thống này vận hành tương đối tốt nhưng, từ tháng 8/2013 tới nay, đã hai lần nhà máy phải sửa chữa.
Theo hợp đồng, hệ thống này được bảo hành 36 tháng. Bên cạnh đó, qua khảo sát giá trên thị trường so với giá vật tư của dự án các DN càng thêm băn khoăn khi có một sự chệnh lệch khá lớn. Trong các vật tư của dự án, tấm Graphits có giá đắt nhất. Giá tiền thanh toán của một tấm nguyên liệu nặng 2,7kg, cùng nguồn gốc, nhập khẩu từ Cộng hòa Pháp trên thị trường khoảng là 6,225 triệu đồng/tấm đã có thuế, các chi phí lắp đặt – dịch vụ khác khoảng 400 triệu đồng đã bao gồ cả thuế..
Được biết, dự án triển khai tại VICEM Tam Điệp sử dụng 198 tấm Graphits, tính theo mức giá trên tổng chi phí sẽ khoảng hơn 1,6 tỷ sau thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền mà Vicem Tam Điệp phải thanh toán cho VICEM khoảng 12,7 tỷ đồng chưa bao gồm thuế. Sự chệnh lệch quá lớn lên đến gần 10 lần nhưng không được giải thích rõ ràng khiến cho các DN càng thêm lo lắng vì liệu khoản tiền bỏ ra liệu có tiết kiệm và hiệu quả như tiêu chí của dự án. Tuy nhiên, dù chưa có đánh giá hiệu quả dự án để làm cơ sở tính toán ăn chia, chưa làm rõ căn cứ thay đổi hình thức ăn chia và cũng chưa có sự minh bạch để giải thích cho sự chênh lệch lớn về giá cả như trên… nhưng các DN con của VICEM vẫn phải chập nhận việc này như ‘một sự đã rồi’?.
Sau khi hoàn thành và sử dụng gần hai năm qua , hiệu quả của hệ thống này vẫn chưa được đánh giá một cách rõ ràng. Bất ngờ, ngày 19/2/2014, TGĐ VICEM có văn bản số 286 gửi Hội đồng thành viên Tổng Cty về việc chuyển đổi hình thức thu hồi vốn dự án. Ngày 21/2/2014, Chủ tịch HĐTV Lương Quang Khải đã ban hành văn bản số 307 phê duyệt phương án này. Cụ thể: thay cho hình thức thu hồi vốn và lợi nhuận thu được từ việc đầu tư dự án phân chia theo tỷ lệ 60% (cho VICEM) và 40% cho đơn vị thành viên, chuyển sang hình thức chuyển nhượng cho từng đơn vị thành viên tham gia dự án.Số tiền mà 6 đơn vị thành viên phải chuyển trả về cho VICEM căn cứ trên quyết toán vốn đầu tư xây dựng của từng hạng mục dự án được kiểm toán độc lập xác nhận. Trong đó, VICEM Kiên Lương phải thánh toán số tiền hơn 6,4 tỷ đồng. 5 đơn vị còn lại phải thanh toán từ 12,3 – 12,64 tỷ đồng.Quyết định thay đổi hình thức thu hồi vốn và lợi nhuận của VICEM đã khiến nhiều đơn vị thành viên rơi vào thế… bị động. Hơn thế, đối với những DN gặp khó khăn thì chi phí tăng thêm ngoài kế hoạch này khiến họ thêm bị động và gánh nặng. Trong thế bí, để có tiền thanh toán, nhiều DN đã nghĩ đến việc đi vay ngân hàng.
Theo phương án ban đầu, chi phí lắp đặt hệ thống này sẽ được “ăn chia” theo tỷ lệ 60% (cho VICEM) và 40% cho DN thành viên. Căn cứ để ăn chưa dựa trên tiêu chí “tiết kiệm, giảm tiêu hao năng lượng”. Cụ thể, đó là những nhiên liệu đầu vào mà nhờ có hệ thống bịt kín lò nung này tiết kiệm được.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, đây là một tiêu chí rất khó định lượng. Hơn thế nữa, khi dự án chưa được đánh giá hiệu quả sau hai năm hoạt động thì căn cứ nào để tính toàn và thay đổi phương thức ăn chia giữa VICEM và các DN con?.
Điều này đã đẩy các DN vào thế bị động và thêm gánh nặng với các chi phí tài chính tăng thêm ngoài kế hoạch Phó TGĐ phụ trách sản xuất Cty Xi măng Vicem Tam Điệp, ông Phạm Ngọc Trường, cho biết: Việc tiết kiệm nhiên liệu, tiêu hao nhiệt… từ khi hệ thống làm kín lò nung tại VICEM Tam Điệp chưa khảo sát cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá là rất khó, vì không có cơ sở định lượng. Hơn thế, trong thời kỳ đầu (năm đầu tiên), hệ thống này vận hành tương đối tốt nhưng, từ tháng 8/2013 tới nay, đã hai lần nhà máy phải sửa chữa.
Theo hợp đồng, hệ thống này được bảo hành 36 tháng. Bên cạnh đó, qua khảo sát giá trên thị trường so với giá vật tư của dự án các DN càng thêm băn khoăn khi có một sự chệnh lệch khá lớn. Trong các vật tư của dự án, tấm Graphits có giá đắt nhất. Giá tiền thanh toán của một tấm nguyên liệu nặng 2,7kg, cùng nguồn gốc, nhập khẩu từ Cộng hòa Pháp trên thị trường khoảng là 6,225 triệu đồng/tấm đã có thuế, các chi phí lắp đặt – dịch vụ khác khoảng 400 triệu đồng đã bao gồ cả thuế..
Được biết, dự án triển khai tại VICEM Tam Điệp sử dụng 198 tấm Graphits, tính theo mức giá trên tổng chi phí sẽ khoảng hơn 1,6 tỷ sau thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền mà Vicem Tam Điệp phải thanh toán cho VICEM khoảng 12,7 tỷ đồng chưa bao gồm thuế. Sự chệnh lệch quá lớn lên đến gần 10 lần nhưng không được giải thích rõ ràng khiến cho các DN càng thêm lo lắng vì liệu khoản tiền bỏ ra liệu có tiết kiệm và hiệu quả như tiêu chí của dự án. Tuy nhiên, dù chưa có đánh giá hiệu quả dự án để làm cơ sở tính toán ăn chia, chưa làm rõ căn cứ thay đổi hình thức ăn chia và cũng chưa có sự minh bạch để giải thích cho sự chênh lệch lớn về giá cả như trên… nhưng các DN con của VICEM vẫn phải chập nhận việc này như ‘một sự đã rồi’?.