MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietnam Report: Ngành Công nghệ viễn thông sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt

17-04-2015 - 11:42 AM | Doanh nghiệp

Ngày 17/4/2015, Công ty Vietnam Report công bố Báo cáo tăng trưởng Việt Nam 2015. Trong báo cáo này, Vietnam Report đi sâu phân tích 03 ngành có số lượng doanh nghiệp đáng kể như: Công nghệ viễn thông; Thực phẩm đồ uống và Nông nghiệp trong BXH Fast500 các năm từ 2011 đến 2014.

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Vietnam Report, tăng năng suất, cải thiện chất lượng đội ngũ quản lý và phát triển các dòng sản phẩm/dịch vụ là Top 3 chiến lược tăng trưởng đã và đang được doanh nghiệp tập trung thực hiện trong 4 năm qua (2011-2014), cũng là định hướng chính trong 4 năm tới (2015-2018)

Hình 1: Chiến lược tăng trưởng chủ đạo của doanh nghiệp trong 4 năm qua (2011-2014) và định hướng trong 4 năm tới (2015 – 2018)

Picture 1
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp FAST500, tháng 3/2015

Ngành Công nghệ viễn thông sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt

Trong ngành Công nghệ viễn thông, doanh thu có sự gia tăng qua các năm, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nhóm ngành nhỏ, trong đó ngành dịch vụ, sửa chữa kinh doanh máy vi tính có doanh thu thấp hơn nhiều so với ngành truyền thông thông tin. Ngành dịch vụ, sửa chữa, kinh doanh máy vi tính mang tính chất thô phần cứng nên doanh thu thấp. Bên cạnh đó, lợi nhuận của ngành truyền thông thông tin qua các năm đều có mức lợi nhuận tăng hơn hẳn ngành dịch vụ, sửa chữa kinh doanh máy vi tính.

Hình 2: Doanh thu của ngành CNTT qua các năm

Picture 2
Nguồn: Vietnam Report database

Theo dự báo của Vietnam Report, ngành viễn thông năm 2015 sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt cũng như những xu hướng mới, đòi hỏi cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải thích nghi để đáp ứng với nhu cầu thực tế. Mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam được dự báo còn khốc liệt hơn khi thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa và trên thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới theo lộ trình cam kết gia nhập WTO.

Picture 1

Doanh số ngành thực phẩm đồ uống sẽ tăng 7,5% vào năm 2015-2016

Đối với ngành thực phẩm đồ uống, doanh thu toàn ngành qua 5 năm tăng trưởng khá nhanh với tỉ lệ tăng trưởng mạnh. Trong đó ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến có mức doanh thu cao hơn vượt trội so với ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống.

Hình 3: Doanh thu của ngành qua các năm

Picture 3
Nguồn: Vietnam Report database

Theo báo cáo, triển vọng tăng trưởng ngành đồ uống Việt Nam là khá khả quan bởi ngành đã thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Dự báo doanh số của ngành sẽ tăng 7,5% vào năm 2015-2016, còn doanh thu sẽ tăng 10,5% khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn trong đó, bia vẫn tiếp tục giữ vai trò chiếm lĩnh thị trường cả về mặt doanh số lẫn doanh thu.

Dự báo đến năm 2016, mặt hàng bia sẽ tăng 32,8%, cùng với đó là mặt hàng rượu. Tuy nhiên, khi thu nhập của người dân tăng, tích lũy nhiều thì họ sẽ có những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và chuyển sang những loại nước uống có cồn có giá trị cao hơn.

Picture 2

Ngành nông nghiệp – điểm thu hút vốn FDI

Trong ngành nông nghiệp, ngày càng nhiều các nhà đầu tư đang nhắm đến Việt Nam. Xuất khẩu nông sản ở Việt Nam ước đạt 30 tỷ đô la mỗi năm, chiếm khoảng 20% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các cơ hội ở Việt Nam cũng đang tăng lên. Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) đang được đàm phán giữa Mỹ và 10 quốc gia khác, sẽ làm tăng cơ hội xuất khẩu nông sản cho Việt Nam.

Hình 4: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2014.

Picture 5
Nguồn: Vietnam Report database

 

Theo đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đang trở thành một điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi nền kinh tế định hướng toàn cầu hóa và tìm kiếm thị trường xuất khẩu ở châu Âu và Hoa Kỳ. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, tự do hóa thương mại, và chuyển đổi định hướng chính sách hướng tới các nước phương Tây tạo ra khả năng cải thiện cơ hội cho các nhà đầu tư phương Tây trong vòng 5 năm tới. Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước, trong đó có Hoa Kỳ, có thể sẽ mang lại rất nhiều cơ hội quý giá mới và sự phát triển cho ngành nông nghiệp định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Vietnam Report, ngành Nông nghiệp phải đối mặt với các thách thức bao gồm công nghệ thiếu tính cạnh tranh, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lực lượng lao động thiếu kĩ năng, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp. Những thách thức môi trường bao gồm thay đổi khí hậu, sự dâng lên của mực nước biển, nạn phá rừng và sự xói mòn đất.

Picture 3

Hà Phương

Minh Trang

Vietnam Report

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên