Doanh nhân gửi tiết kiệm 166 tỷ đồng với lãi suất cao, 3 năm sau phát hiện không còn 1 xu, ngân hàng thẳng thừng: "Không liên quan đến chúng tôi"
Trước câu trả lời của ngân hàng, người đàn ông gọi cảnh sát đến giải quyết và phát hiện ra sự thật không ngờ.
- 17-09-2024Cụ bà 90 tuổi tiết kiệm được 40 triệu đồng, nghĩ không sống được lâu liền chia tiền cho 6 người con: Thấy phản ứng này, bà bật khóc
- 15-09-2024Cụ bà qua đời để lại tài sản 5 tỷ đồng cho con rể, các con ruột không được xu nào: Biết được lý do mọi người còn gật gù ủng hộ
- 15-09-2024Cụ bà gửi tiết kiệm 4 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm, ngày đến rút ngân hàng thông báo: "Tài khoản bà không có đồng nào"
Sau 3 năm gửi tiết kiệm, doanh nhân họ Nhậm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đến ngân hàng để rút hơn 48 triệu NDT (khoảng 166 tỷ đồng). Ông vô cùng háo hức khi nghĩ đến việc số tiền gửi khổng lồ đó đã sinh thêm một khoản lãi đáng kể. Nhưng khi ông Nhậm đưa cho nhân viên ngân hàng cuốn sổ tiết kiệm và giấy tờ liên quan, mọi chuyện bỗng hoàn toàn thay đổi.
“Xin lỗi, sổ tiết kiệm của ông là giả nên không thể rút được tiền” , nghe nhân viên giao dịch nói câu này, ông Nhậm cảm thấy như sét đánh bên tai. Mặc dù ông kiểm tra kĩ, xác nhận có cả con dấu và chữ ký của giám đốc ngân hàng, nhân viên vẫn một mực khẳng định không thấy thông tin về số tiền của ông trên hệ thống.
Một số tiền lớn đến vậy lại biến mất không dấu vết, cộng thêm thái độ thờ ơ của ngân hàng khiến ông Nhậm vô cùng tức giận. Thậm chí, quản lý cấp cao cũng không biết nguyên nhân vấn đề do đâu, nói thẳng với ông Nhậm rằng: “Ngân hàng chúng tôi không liên quan đến vấn đề này, tôi nghĩ ông nên gọi cảnh sát xử lý”.
Thấy vậy, ông Nhậm không còn cách nào khác ngoài việc báo cho cảnh sát vào cuộc. Sau quá trình điều tra, phía cảnh sát phát hiện giám đốc kinh doanh của ngân hàng, họ Lương, là người có liên quan trực tiếp đến vụ việc. 3 năm trước, lợi dụng chức vụ của mình, Lương đã cấu kết với một nhân viên khác họ Thời trong nội bộ ngân hàng để chiếm đoạt tiền tiết kiệm của ông Nhậm.
Từ lúc ông Nhậm bắt đầu sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, Lương đã bắt đầu để ý và lên kế hoạch lừa đảo. Lương thuyết phục ông Nhậm gửi tiền vào một “tài khoản đặc biệt” với lời hứa ưu đãi đầu tư ngắn hạn nhưng lãi suất cực cao. Do Lương giám đốc, có chức vụ cao trong ngân hàng nên ông Nhậm đã tin tưởng và làm theo.
Điều khiến ông Nhậm sốc hơn nữa là những giấy tờ và sổ tiết kiệm mà ông chính mắt thấy Lương làm cho ông đều là giả. Nhận được tiền của ông Nhậm, Lương và Thời ngay lập tức chuyển đi mà ông không hề hay biết. Trên thực tế, số tiền 48 triệu NDT chỉ được nằm trong tài khoản ông Nhậm chưa đầy 1 giờ.
Sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, nhưng mặc dù Lương và Thời đã bị kết án và chịu hình phạt xứng đáng, số tiền của ông Nhậm đã bị chúng tẩu tán hết. Mức phạt của cả hai kẻ lừa đảo vẫn không đủ để đền bù lại hết số tài sản khổng lồ của ông Nhậm.
Được biết, 48 triệu NDT (khoảng 166 tỷ đồng) đó không phải chỉ là của riêng ông Nhậm, mà còn là người thân, bạn bè góp vốn đầu tư với ông trong công việc làm ăn. Những tưởng gửi ngân hàng vừa đảm bảo an toàn, vừa có khoản lãi đáng kể để chia cho mọi người. Cuối cùng, ông Nhậm lại thành kẻ nợ nần chồng chất, phải bán hết nhà cửa, gia sản để trả nợ cho người khác.
Câu chuyện của ông Nhậm là bài học sâu sắc, nhắc nhở tất cả mọi người cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ tài sản của chính mình. Đặc biệt, đừng dễ dàng tin tưởng vào những khoản “lợi nhuận cao bất ngờ” không rõ nguồn gốc. Những khoản tiền gửi tưởng chừng an toàn cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro vô hình và tội phạm lừa đảo có thể ở khắp mọi nơi.
(Theo 163.com)
Nhịp sống thị trường