Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên: Từ cô bé mồ côi cha đến bà chủ đế chế hàng hiệu, từng rời bỏ nghiệp diễn khi ở đỉnh cao
Để đạt được những thành tựu như bây giờ, phu nhân tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn khẳng định bản thân đã tự nỗ lực rất nhiều.
- 02-04-20215 ngôi trường ĐH vừa danh giá hàng đầu vừa có nhiều hoa hậu, người đẹp nhất Việt Nam: Điểm đầu vào luôn ở top đầu, sinh viên ra trường thành đạt có tiếng
- 01-04-2021"Hoa hậu hàng hiệu" Mai Phương Thúy: 1 ngày đi Nhật mua 1 túi da Chanel Cruise 2016 và 2 đồng hồ Patek Philippe, 16 tuổi đã làm đủ việc thể hiện tư duy kiếm tiền "không phải dạng vừa"
- 30-03-2021MC dẫn 3000 chữ, 75 tên riêng mà không cần kịch bản: Sinh ra từ vạch đích, từng là thủ khoa, top 15 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam
Từng được biết tới với vai nữ chính trong bộ phim "Vị đắng tình yêu" cùng với nam diễn viên quá cố Lê Công Tuấn Anh, Lê Hồng Thủy Tiên ban đầu chi là một sinh viên và không được đào tạo về diễn xuất chuyên nghiệp. Bộ phim sau đó đã đoạt doanh thu cao nhất thập niên 1990 ở Việt Nam với khoảng 500 triệu đồng tiền vé và giành giải Bông sen Vàng trong LHP Việt Nam 1993, mang về cho đạo diễn Lê Hoàng giải Đạo diễn xuất sắc nhất, Lê Công Tuấn Anh giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Sau đó, Thủy Tiên tiếp tục tham gia vai chính trong 3 bộ phim: “Chân dung màu đỏ”, “Cô gái điên”, “Tôi và em”. Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, bà bất ngờ đăng kí trở thành một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.
Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả nên Thủy Tiên luôn nỗ lực tiến về phía trước. Bố mất khi Thủy Tiên mới lên 5 tuổi, một mình mẹ Thủy Tiên chăm sóc, nuôi dạy 6 người con. Thủy Tiên từng nói về mẹ, "Bà là giáo viên và vô cùng nghiêm khắc. Bà đã dạy chúng tôi rằng làm việc chăm chỉ là chìa khóa để tồn tại”.
Bởi vậy, Thủy Tiên không ngừng học hỏi và cố gắng ngay cả khi đã lấy chồng tỷ phú. Ở Vietnam Airlines, cô tiếp viên hàng không người Hà Nội đã gặp và quen một vị khách có tên Jonathan Hạnh Nguyễn. Năm 2007, họ chính thức kết hôn và Thủy Tiên bỏ nghề tiếp viên hàng không, bước vào nghiệp kinh doanh.
Nói về vợ mình, ông Jonathan không ngớt lời ca ngợi: "Lúc đầu, tôi chưa tin lắm, vẫn đứng sau, vẫn giám sát, điều hành. Nhưng sau 3 năm tôi đã nhận ra, người phụ nữ năng động hơn chúng tôi. Đàn ông như tôi nhiều khi nóng tính, quyết định có lúc nóng vội chứ đàn bà họ suy nghĩ điềm đạm, ra quyết định cũng rất nhanh chứ không cà rề cà rà. Tôi chỉ so sánh giữa tôi và bà Thủy Tiên, thì thấy tính mềm mại của người phụ nữ dễ giải quyết công việc hơn đàn ông".
Khi mới được giao vị trí CEO của IPP, nhiệm vụ đầu tiên của Thủy Tiên là tiếp cận và làm thị trường cho ba thương hiệu: Burberry, Bally và Ferragamo. Thực tế, khi ấy, hơn 9 năm về trước, các thương hiệu cao cấp luôn cần các công ty chuyên nghiệp để phân phối và phát triển sản phẩm của họ ở thị trường mới nhưng ở Việt Nam chưa có công ty nào đáp ứng được các tiêu chí như vậy.
Nữ CEO sinh năm 1970 thẳng thắn: “Tôi đã phải lập nhiều phương án kinh doanh và trình bày với họ một cách ấn tượng và thuyết phục nhất để ‘gút’ được hợp đồng phân phối với tinh thần đôi bên đều có lợi”. Vì thế, qua 5 lần đàm phán, IPP đã thành công dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Thủy Tiên.
Hiện, bà đang quản lý 25 công ty gắn liền với việc độc quyền phân phối các thương hiệu thời trang cao cấp, doanh thu hàng năm lên tới 500 triệu USD. Tuy IPP Group gắn liền với tên tuổi của ông chủ Jonathan Hạnh Nguyễn hơn 30 năm qua nhưng việc điều hành IPP Group hơn 10 năm nay đã thuộc về bà Thủy Tiên.
Vừa có sắc, vừa có tài, không phụ thuộc vào chồng, bà Thủy Tiên khẳng định để có được thành công như ngày hôm nay, bà cũng dành tâm sức học kinh doanh từ A đến Z. Vì thế, trong giới kinh doanh hàng hiệu, đặc biệt dưới con mắt của đối tác nước ngoài, bà được đánh giá là người phụ nữ nhiều năng lượng và nắm bắt được xu thế kinh doanh.
Doanh nghiệp và tiếp thị