MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con

27-12-2023 - 07:51 AM | Sống

Từng có thời điểm, giống chó này tạo nên cơn sốt mua bán ở châu Á, châu Âu và Mỹ.

Giống chó có nguồn gốc từ sói

Khoảng 24.000 năm trước, những người nhập cư sớm ở cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng đã đem theo một số giống chó ở độ cao thấp lên đây. Trong quá trình sinh sống trên cao nguyên, một số con chó đã lai giống với sói Tây Tạng cổ. Từ đó, những đàn chó con mang một nửa gen của sói Tây Tạng ra đời. Chúng mang trong mình một loại gen có tên gọi là EPAS1 giúp chúng thích nghi tốt hơn khi sống ở độ cao lớn.

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con - Ảnh 1.

Chó ngao Tây Tạng là giống chó có thể sống trên cao nguyên trong điều kiện oxy loãng suốt một thời gian dài. (Ảnh: Flickr)

Loại gen này có ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa sản xuất huyết sắc tố ở động vật, do đó cơ thể của chúng rất nhạy cảm với việc thay đổi của oxy và có thể sống tốt trong môi trường nghèo oxy. Chúng có thể sống trên cao nguyên trong điều kiện oxy loãng suốt một thời gian dài.

Để việc thích nghi thuận lợi hơn, chúng đã tiến hóa thành một giống chó mới có lông dài, rậm hơn, lớp mỡ dày hơn, kích thước cơ thể lớn hơn. Giống chó này được gọi là chó ngao Tây Tạng.

Tuy xuất hiện từ lâu nhưng mãi cho tới năm 1980, chó ngao Tây Tạng mới được biết đến rộng rãi bởi chúng được mang sang các nước ở châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, vào những năm 1980, chó ngao Tây Tạng được nhiều người nước ngoài lùng mua. Giống chó này được mệnh danh là "Thần khuyển phương Đông".

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con - Ảnh 2.

Tới những năm 1990, việc mua bán chó ngao Tây Tạng đã trở thành một "cơn sốt" ở châu Á, châu Âu và Mỹ. (Ảnh: Flickr)

Tới những năm 1990, việc mua bán chó ngao Tây Tạng đã trở thành một "cơn sốt" ở châu Á, châu Âu và Mỹ. Giá trị của giống chó này tăng nhanh "chóng mặt". Một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng được nhân giống. Những con chó ngao Tây Tạng được bán giá với giá lên tới triệu USD.

Theo tờ Qianjiang Evening News, vào năm 2014, một doanh nhân Trung Quốc đã bỏ ra gần 2 triệu USD (hơn 46 tỷ đồng) để mua một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng.

Giống chó sống tốt ở âm 40 độ C

Chó ngao Tây Tạng, tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff vốn quen sinh sống ở vùng cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng. Một con chó trưởng thành thường cao khoảng 70-80cm, nặng từ 60-90kg, thậm chí có con còn hơn 100kg.

Ít ai biết rằng, chó ngao Tây Tạng hoàn toàn không thích hợp để nuôi ở những nơi có độ cao thấp. Cao nguyên là nơi chúng có thể phát huy được ưu điểm của mình.

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con - Ảnh 3.

Giống chó ngao Tây Tạng còn được mệnh danh là "Thần khuyển phương Đông". (Ảnh: Flickr)

Chó ngao Tây Tạng sở hữu thân hình to lớn và cân đối. Chúng có phần cơ ngực, vai, hông và đùi rất săn chắc. Đuôi của chú chó

Giống chó này có 4 chân to lớn được ví như 4 bàn trụ vững chãi. Một khi đã chạy, chó ngao Tây Tạng có thể đạt tốc độ tối đa vượt xa cả chó sói. Những nhà thám hiểm phương Tây từng miêu tả về chó ngao Tây Tạng là "to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai".

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con - Ảnh 4.

Chó ngao Tây Tạng không sợ gió to tuyết rơi, trong thời tiết âm 40 độ chúng vẫn có thể nằm ngủ ngoài trời để bảo vệ đàn cừu. (Ảnh: Flickr)

Chó ngao Tây Tạng không sợ gió to tuyết rơi, trong thời tiết âm 40 độ chúng vẫn có thể nằm ngủ ngoài trời để bảo vệ đàn cừu. Sở dĩ giống chó này có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt như vật là nhờ loại gen EPAS1.

Loại gen này kết hợp với di truyền đã thay đổi bộ lông của chó ngao Tây Tạng. Bộ lông xù của chúng đã phát triển với 2 lớp dày và bao phủ toàn bộ cơ thể gồm lớp lông trong ngắn và mềm, cấu tạo như lông cừu, lớp lông ngoài dài và cứng hơn, đặc biệt bông xù. Bộ lông này đã giúp chó ngao Tây Tạng chống chịu với thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt ở Tây Tạng.

Một mình hạ gục cả bầy sói

Chó ngao Tây Tạng có đặc tính hoang dã, rất hung dữ và cực kỳ nguy hiểm. Theo đánh giá của các nhà động vật học, giống chó này cùng với Pitbull là 2 giống chó nguy hiểm nhất trên thế giới.

Theo Báo điện tử VTV News, chó ngao Tây Tạng thường bộc lộ tính cách hung dữ khi con người hay các loài động vật khác xâm phạm lãnh địa và vật sở hữu. Chúng cũng không tha cho những con cùng loại và có bản năng săn đuổi mèo và các loại động vật chạy nhanh khác.

Độc lạ giống chó châu Á: Một con hạ gục cả bầy sói, sống tốt ở âm 40 độ C, từng có giá 46 tỷ đồng/con - Ảnh 5.

Giống chó này cùng với Pitbull là 2 giống chó nguy hiểm nhất trên thế giới. (Ảnh: Flickr)

Người dân Tây Tạng đến giờ vẫn kể lại câu chuyện về Sát Ba Tháp – một con chó ngao Tây Tạng từng đánh nhau và cắn chết 37 con chó sói để bảo vệ đàn gia súc của chủ. Người Tây Tạng vẫn luôn nhắc tới Sát Ba Tháp với sự tự hào về một con chó mang trong mình "dòng máu sư tử".

Vào năm 2019, một đoạn video được đăng tải trên Youtube quay cảnh một chú chó ngao Tây Tạng tranh mồi với đàn chó sói. Những con chó sói tiến lại gần tỏ ra muốn được chia phần thức ăn. Tuy nhiên, một mình con chó ngao Tây Tạng đã đuổi những con chó sói chạy "té khói". Cuối video, con chó đã giành lại được chiến lợi phẩm và bỏ đi.

Đoạn video chia sẻ một con chó ngao Tây Tạng đánh đuổi cả bầy sói. (Nguồn: Youtube)

Kể từ sau những năm 1990 cho tới năm 2013, khi cơn sốt mua bán chó ngao Tây Tạng hạ nhiệt. Nhu cầu sở hữu giống chó này biến mất, những trang trại nuôi chó ngao Tây tạng bị phá sản. Do đó, nhiều con chó ngao Tây Tạng trở thành chó vô chủ, chúng đành lang thang trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng kiếm đồ ăn.

Sau đó, chúng tập hợp thành đàn lớn nhặt rác và lén lút săn gia cầm của người dân để không bị đói. Theo thời gian, những con chó ngao Tây Tạng con ra đời khiến dân số giống chó nó tăng chóng mặt.

Với số lượng đông đúc, chúng trở thành mối nguy hiểm cho các loài dã thú nổi tiếng trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng như báo tuyết, gấu Tây Tạng… Chúng đánh đuổi và cướp thức ăn của những loài vật này đến loài vật khác. Việc này đã khiến cho các nhà chức trách địa phương phải đau đầu tìm cách giải quyết trong một thời gian dài.

Nguyệt Phạm

Theo Nguyệt Phạm

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên