Độc lạ ngôi làng giàu nhờ đá: Dân làng đổ xô đi kiếm 'hàng hiếm' giữa lòng sông, không cần bỏ vốn cũng có tiền mua xe, xây nhà
Ở ngôi làng này, chỉ cần nhặt đá cũng có thể kiếm được tiền, thậm chí gia đình nào đá càng nhiều thì địa vị trong làng càng cao.
- 25-02-2023Doanh nhân 40 tuổi sở hữu hơn 1.000 bất động sản: Từng ăn mì tôm sống qua ngày, có trong tay hơn 700 tỷ đồng dù 'bỏ dở' đại học
- 25-02-2023Vỡ mộng khi làm việc ở siêu du thuyền: Cô gái kiếm hơn 1 tỷ/năm nhưng làm việc 18 tiếng mỗi ngày, cơ thể bầm tím chưa phải điều kinh hoàng nhất
- 25-02-2023Gói gọn bằng 4 thủ thuật, người đàn ông có 30 tỷ để nghỉ hưu sớm ở tuổi 36: Thoát được 1 'bẫy' nhiều người trẻ mắc phải tự do tài chính sẽ không còn xa
- 25-02-2023Chẳng cần chọn về quê hay mua nhà thành phố, cặp đôi 9x tậu ô tô tránh nắng mưa: Nhà di động tiện nghi mà lại tiết kiệm hơn 600 triệu đồng
- 20-02-2023Không mua nhà để dành tiền đổi ô tô, vợ chồng 9X xây dựng tự do tài chính theo cách khác: Chẳng mang nặng nợ nần lại được đi muôn nơi
Ở Trung Quốc có một nghề kiếm tiền từ những hòn đá cuội, có người giàu lên từ công việc này nhưng cũng không ít người “tán gia bại sản". Nói đến nghề thẩm định đá, người ta sẽ nhớ ngay đến tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đây là nơi tụ hội châu báu, ngọc thạch. Thậm chí người ta còn đồn đại rằng nếu đến được Vân Nam, chỉ cần xuống lòng sông, nhặt bừa một viên đá cuội cũng có thể phát tài.
Tuy nhiên, đó không phải là nơi duy nhất có những viên đá giá trị. Tại Tứ Xuyên, Trung Quốc còn có làng Hà Gia Bá được biết đến là nơi có nguồn đá quý phong phú.
Mua nhà, tậu xe nhờ ngành thương mại đá cuội
Hà Gia Bá là ngôi làng đa sắc tộc có sông Dương Tử chạy qua. Là con sông dài thứ ba trên thế giới, sông Dương Tử bắt đầu từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng ở phía tây và chảy về phía đông để đổ ra biển. Mỗi mùa đông, hầu hết các bãi sông ở khu vực dọc theo sông Dương Tử ở Lô Châu, Tứ Xuyên sẽ lộ ra sau khi nước sông rút đi. Khu vực này rộng hơn 1.200 hecta, và kéo dài hơn 10km.
Dưới lòng sông, người ta có thể tìm thấy rất nhiều tảng đá kỳ lạ. Vừa hay đoạn sông này nằm trong địa phận của làng Hà Gia Bá. Không bỏ lỡ cơ hội, người dân ở đây học được cách kiếm tiền bằng cách nhặt đá để nuôi gia đình.
Thực tế dân làng biết đến vẻ đẹp của những viên đá cuội trên được vài thập kỷ, một số người còn nhặt chúng mang về trang trí nhà cửa. Tuy nhiên phải đến năm 2003, họ mới bắt đầu thu thập chúng rồi đem bán kiếm tiền sau khi một cặp vợ chồng tìm được vài viên đá lạ rồi mang ra chợ bán. Từ đó, ngành thương mại đá cuội mới phát triển.
Đá được người dân sưu tầm đợi "thời cơ". Ảnh: Sohu
Theo Oddity Central, dân làng sống nhờ nghề sưu tập và kinh doanh đá cuội trang trí. Sản phẩm chủ yếu là những viên đá lớn vì có nhiều người sẵn sàng chi cả số tiền "khủng" để mua và bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Ước tính mỗi năm làng Hà Gia Bá góp phần tạo ra 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 68 tỷ đồng) từ doanh thu bán nguồn tài nguyên này.
Tại Hà Gia Bá, hầu hết người dân đều dựa vào một loại đá để kiếm tiền, họ bất kể là dân công sở hay dân lao động đều sẽ đi nhặt đá, thu nhập rất khả quan, thậm chí mua nhà mua xe đều không thành vấn đề.
“Tiền” rải đầy sông nhưng không phải ai cũng có thể kiếm
Nhìn từ ngoài, nhiều người cho rằng ngôi làng này “sinh ra đã nằm trên đống tiền". Tuy nhiên, không có bữa ăn trưa miễn phí trên thế giới. Ở làng Hà Gia Bá, nếu bạn không có kỹ năng thực sự thì khó kiếm được tiền từ công việc này.
Không phải viên đá nào cũng có thể được mua với giá tốt, và một số thậm chí còn vô giá trị. Điều này đòi hỏi người thợ khai thác đá phải hiểu và có thể phân biệt được kết cấu và độ tinh khiết của đá. Sau khi tìm thấy một viên đá phù hợp, người thợ không được bán ngay lập tức mà phải đặt tên, trang trí và chạm khắc, để nâng giá trị của viên đá lên mức tối đa.
Ví dụ, có một hòn đá kỳ lạ tên là "Thục đạo gian truân" đã được bán với giá 100.000 nhân dân tệ (khoảng 342 triệu đồng). Đây là một khối tài sản khổng lồ đối với hầu hết các gia đình ở đây!
Do nhu cầu tìm đá tốt, hầu hết dân làng địa phương đều là những người thợ lành nghề. Họ có thể chọn những viên đá có giá trị trong đống ngổn ngang. Một số người thậm chí đã trở thành chuyên gia thu thập những viên đá lạ. Vì những viên đá lạ cũng cần được trang trí, đặt tên mới có thể phát huy hết giá trị.
Đối với dân làng Hà Gia Bá, bán đá đã dần trở thành văn hóa và nền tảng sinh tồn. Tuy nhiên, những viên đá này dù sao cũng là tài nguyên không thể tái tạo và có hạn. Trong khi đó “tiếng lành đồn xa", ngày càng có nhiều người đến đây để khai thác đá, điều này làm tăng đáng kể nhu cầu sưu tầm đá lạ.
Chỉ những người lành nghề mới biết đâu là hòn đá có giá trị. Ảnh: Sohu
...Không thể cứ sống nhờ đá cuội
Sự giàu có của làng Hà Gia Bá có thể nói là do thiên nhiên ban tặng, nhưng một ngày nào đó, nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt. Lúc đó những người dân làng sống dựa vào quà tặng của thiên nhiên sẽ lấy gì để tồn tại?
Để phát triển bền vững, những người đứng đầu ở đây đã xây dựng các cơ sở trái cây và phát triển các ngành công nghiệp đặc trưng khác. Bằng cách này, người dân ở đây có thể kiếm sống mà không cần phụ thuộc vào dòng sông mỗi mùa nước rút.
Có thể nói tiền ở làng Hà Gia Bá rất dễ kiếm, dân làng tương đối khá giả. Những gia đình có thu nhập cao có thể kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ mỗi năm nhờ bán đá. Tuy nhiên, xét cho cùng, nguồn tài nguyên này có sẽ có ngày cạn kiệt. Do đó, quan điểm của những người sinh sống tại đây là nâng cao năng lực bản thân và làm việc chăm chỉ là cách tốt nhất để kiếm tiền.
Theo Sohu, QQ
Thể thao & Văn hóa