MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Độc lạ Trung Quốc: Người lao động được công ty cho nghỉ phép vì "tâm trạng không vui"

28-01-2024 - 10:22 AM | Tài chính quốc tế

Độc lạ Trung Quốc: Người lao động được công ty cho nghỉ phép vì "tâm trạng không vui"

Một nữ nhân viên ở Hàng Châu (Trung Quốc) khiến dư luận xôn xao sau khi chia sẻ đơn xin nghỉ phép với lý do “buồn chán” và được công ty đồng ý.

Đơn xin nghỉ phép của nữ nhân viên này là do "buồn chán vì không có tuyết rơi". Sau khi được công ty thông qua, cô gái đã chụp ảnh đơn xin nghỉ phép và chia sẻ trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Bài đăng của cô đã nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Hầu hết cư dân mạng đều bày tỏ sự ngạc nhiên vì công ty đồng ý cho nhân viên nghỉ phép với lý do gây bất ngờ.

"Đặc quyền" nghỉ phép hiếm có

Độc lạ Trung Quốc: Người lao động được công ty cho nghỉ phép vì "tâm trạng không vui" - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ đi chơi và chụp ảnh trong những ngày tuyết rơi ở Hàng Châu. Ảnh: CGTN

Theo chia sẻ của cô gái, ngoài việc hiếu, việc hỷ, công ty này có truyền thống cho phép các nhân viên được nghỉ làm với nhiều lý do đặc biệt, chẳng hạn như Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Thiếu nhi, tâm trạng không vui…

Cụ thể, giám đốc của công ty đưa ra thông báo rằng, các nhân viên của họ có thể từ chối yêu cầu làm việc của cấp trên và xin nghỉ làm nếu tâm trạng không tốt.

Vị giám đốc này nói thêm: "Nếu các nhân viên không cảm thấy hạnh phúc, họ được quyền xin nghỉ phép và việc này không ảnh hưởng đến lương thưởng".

Bài đăng của cô gái này thậm chí còn khiến nhiều người bày tỏ sự khen tỵ. Bởi việc công ty đồng ý cho nhân viên nghỉ làm do tâm trạng không tốt là chuyện hiếm ở quốc gia tỷ dân.

"Lối thoát" cho văn hóa làm việc khốc liệt

Độc lạ Trung Quốc: Người lao động được công ty cho nghỉ phép vì "tâm trạng không vui" - Ảnh 2.

Một số công ty ở Trung Quốc phê duyệt cho nhân viên thêm ngày nghỉ phép nếu họ cảm thấy buồn chán, tâm trạng không tốt: Ảnh: Pexels

Trên thực tế, ở Trung Quốc, văn hóa làm việc 996 (tức là là từ 9h sáng đến 9h tối và 6 ngày mỗi tuần) khá là phổ biến. Văn hóa này cho thấy cường độ là việc cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn thông thường, khiến người lao động thường xuyên cảm thấy bị căng thẳng và thậm chí là kiệt sức. 

Văn hóa làm việc khốc liệt mang tên 996 được cho là có nguồn gốc từ những ngày đầu bùng nổ Internet của Trung Quốc. Đây cũng là thời điểm khi các công ty khởi nghiệp ở quốc gia này được một loạt tiền đầu tư mạo hiễm hỗ trợ và họ phải chịu áp lực lớn để thể hiện kết quả. Với cách làm việc 996, người lao động sẽ phải là việc tới 72 giờ/tuần. Con số này cao hơn nhiều so với mức 44 giờ/tuần, theo quy định của pháp luật Trung Quốc.

Kể từ tháng 12/2019, khi hay tin về vụ việc một nhân viên 22 tuổi của Pinduoduo, một công ty thương mại điện tử nổi tiếng, bị ngất xỉu và tử vong ngay trên phố tại Tân Cương (Trung Quốc) sau khi tan làm vào lúc 1h30' sáng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ đối với văn hóa làm việc 996 ở quốc gia này. 

Từ sự bất mãn, nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc bắt đầu quay lưng với văn hóa 996 bằng cách "bỏ phố về quê" hay đơn giản là "nằm thẳng", hay nằm yên, mặc kệ đời và xây dựng cho bản thần một cuộc sống ít tham vọng hơn. Xu hướng này đặc biệt bùng nổ kể từ sau đại dịch Covid-19.

Độc lạ Trung Quốc: Người lao động được công ty cho nghỉ phép vì "tâm trạng không vui" - Ảnh 3.

Văn hóa làm việc 996 từng khiến nhiều người lao động ở Trung Quốc cảm thấy bị kiệt sức. Ảnh: SCMP

Hơn nữa, áp lực công việc cùng môi trường làm việc quá khắc nghiệt và chi phí sống đắt đỏ tại những thành phố lớn là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ ở Trung Quốc muốn rời bỏ thành phố để về quê.

Trên thực tế, sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sự hài lòng trong công việc của các nhân viên. Trong bối cảnh này, các công ty có phúc lợi tốt hơn sẽ được chú ý và thu hút người lao động nhiều hơn.

Chẳng hạn, tại hãng bán lẽ Pang Donglai, có trụ sở tại thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), đang tiến hành áp dụng mang tên gọi là "phần thưởng khiếu nại". Phần thưởng này cho các nhân viên cảm thấy bị tổn thương. Những người này sẽ được phép làm việc dưới 40 giờ/tuần và có ít nhất 30 ngày nghỉ phép trong năm, gần gấp 3 lần so với chuẩn trung bình của các công ty ở Trung Quốc.

Kể từ khi được thực hiện, chính sách này khiến nhiều người lao động cảm thấy phấn khởi, đặc biệt khi nó được lan tỏa rộng rãi ở trên mạng xã hội của Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng bình luận rằng: "Hãy trân trọng một công ty và một ông chủ như vậy. Trên đời không thiếu lý do để xin nghỉ phép, nhưng hiếm có một ông chủ nào hiểu và trao quyền tự do đó cho người lao động".

Nhiều người đều tán đồng, việc cấp hoặc phê duyệt nghỉ phép theo tâm trạng của nhân viên cho thấy sự thay đổi của các nhà quản lý. Điều này cho thấy cam kết của doanh nghiệp đối với sức khỏe tinh thần của các nhân viên.

Bài viết tham khảo nguồn: Business Insider, NewsBytes


Theo Minh Hằng

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên