Đọc sách cũng phải biết lượng sức: Không cần đọc sách lấy thành tích, chỉ cần mỗi tháng một cuốn, bạn sẽ thấy tư duy của mình thay đổi
Hãy biết lượng sức mình, lựa chọn những quyển khiến bạn thấy hào hứng để lấy tinh thần, lâu dài dần mới chuyển sang những quyển "nặng đô" hơn.
- 27-10-2019"Nghĩ giàu làm giàu" và những cuốn sách truyền cảm hứng nhất mọi thời đại được độc giả toàn thế giới đón nhận
- 24-10-2019Tiết kiệm là quốc sách, nhưng có 5 thứ bạn không nên tiếc khi chi tiêu nhiều tiền
- 17-10-2019Muốn giàu có, đọc sách hay tập thể thao là chưa đủ nếu thiếu thói quen số 1 này: Bill Gates hay Warren Buffett đều đồng tình nhưng nhiều người hay bỏ qua
Đọc sách là một trong những thói quen tốt và thư giãn nhất cho đầu óc. Thế nhưng phần lớn mọi người lại thường cảm thấy việc đọc sách là một việc khó khăn và… buồn ngủ.
Vậy lý do vì sao vẫn có rất nhiều người yêu thích sách và họ có thể đọc sách từ ngày này qua ngày nọ mà không biết chán? Phải chăng họ có một "bí quyết" nào đó mà bạn chưa hề biết qua? Hãy tham khảo những mẹo sau đây để bạn có thể bắt đầu thói quen đọc sách một cách thoải mái nhất.
Tìm kiếm những quyển sách truyền cảm hứng
Điều đầu tiên bạn có thể làm để bắt đầu thói quen đọc sách chính là tìm kiếm nguồn cảm hứng cho chính mình, thay vì ép bản thân phải học một thói quen mới. Việc từ xưa đến nay bạn chưa bao giờ có "thiện cảm" với sách có thể bắt nguồn từ rất nhiều lý do: vì bạn phải đọc qua những quyển sách nhàm chán, vì bị ảnh hưởng từ tư duy của những người xung quanh, hoặc đơn giản là vì bạn đã lựa chọn những quyển sách không phù hợp với mình.
Có rất nhiều quyển sách với khối lượng kiến thức nặng nhẹ khác nhau. Nếu bạn là người mới mà đã tìm ngay vào những quyển có khối lượng tri thức cao, đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức sâu rộng, thì tỉ lệ bạn bỏ cuộc giữa chừng chỉ sau vài cú lật giấy đầu tiên là rất cao.
Lời khuyên là hãy biết lượng sức mình, lựa chọn những quyển khiến bạn thấy hào hứng để lấy tinh thần, lâu dài dần mới chuyển sang những quyển "nặng đô" hơn.
Đừng mua quá nhiều sách
Mà hãy chọn đúng một quyển yêu thích và theo đến cùng với quyển sách đó. Bạn cứ ngỡ là việc mua nhiều sách bằng một lượng tài chính sẽ khiến bản thân thấy tiếc và muốn đọc càng nhanh càng tốt, nhưng thực tế thì sẽ hoàn toàn ngược lại.
Quá nhiều sách dễ tạo cho bạn cảm giác "ngán" và không muốn cầm quyển sách lên, khi chỉ có một quyển sách thì bạn lại rất muốn tìm hiểu xem có điều gì bên trong. Hoặc chỉ đơn giản là đôi khi bạn không có gì ngoài quyển sách ấy để đọc thì theo thói quen bạn sẽ lại cầm sách lên thôi.
Tạo thời gian biểu đọc sách
Đây là công đoạn quan trọng quyết định xem bạn có thể đọc được một quyển sách trong một tháng hay không. Vì nếu không đặt mục tiêu, không ước lượng được thời gian của bản thân và không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ dễ bị lan man, cứ hẹn với bản thân lần lữa mãi mà vẫn không thể nào tìm ra thời gian cho một quyển sách.
Việc tạo thời gian biểu chỉ có công dụng giúp bạn tập một thói quen mới, nhưng lâu dần nếu bạn đã quen với việc dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập trung vào quyển sách thì bạn có thể không cần phải thêm bước này nữa.
Đọc và nghỉ
Việc bạn hay bị buồn ngủ khi đọc sách có thể đơn giản bắt nguồn từ việc bạn đọc liên tù tì và không để mắt có thời gian "nghỉ giữa hiệp". Điều này để lại ấn tượng trong bạn rằng việc đọc sách là rất buồn ngủ và từ đó bạn lại không muốn mình phải đọc sách và lại… buồn ngủ như thế nữa.
Chính vì thế hãy tạo cho bạn thói quen vừa đọc vừa liếc nhìn xung quanh trong khoảng một phút sau khi hoàn tất một hoặc vài chương. Nhưng tuyệt nhiên đừng để bản thân phải xao nhãng vì mạng xã hội hay những thói quen khác khiến bạn không thể hoàn thành việc đọc sách nhé. Lâu dần bạn sẽ thấy quen với điều này và tốc độ đọc cũng như dung lượng đọc của bạn ngày một tốt lên thôi!
(Theo Barcode)
Trí thức trẻ