Đời không như mơ! 3 câu chuyện chân thực cho thấy "phú nhị đại" cũng không dễ dàng như bạn tưởng
Phần lớn chúng ta luôn ngưỡng mộ những người sinh ra trong gia đình giàu có, là con nhà tài phiệt. Nhưng "sinh ra đã ngậm thìa vàng" có thực sự là chuyện đáng mơ ước như bạn nghĩ không?
- 25-10-2021Cuộc sống vượt ngoài sức tưởng tượng của giới phú nhị đại Trung Quốc: Cái giá của ưu tú là ngày đêm khổ luyện, một ngày học gần 20 tiếng cũng là chuyện thường tình
- 28-08-2021Chân dung thiên kim tiểu thư 23 tuổi đảm đương gia sản cả tỷ đô: Từng bị nghi ngờ là “phú nhị đại bất tài” và đây là cách cô đáp trả dư luận
- 22-03-2021"Phú nhị đại" Trung Quốc: Đẹp trai như tài tử, lái siêu xe McLaren 720S đi làm nhưng vẫn ở nhà thuê, tiết kiệm tới mức bị chê là "đệ nhất keo kiệt"
Một người bạn của tôi chia sẻ bài viết về cậu con trai nào đó sắp kế thừa tập đoàn của gia đình với cảm xúc tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ: "Con sếp sướng nhỉ, kiểu gì cũng được thừa kế cả công ty."
Hiện tượng này không hiếm, phần lớn những người lập nghiệp thành công đều mong sau này con cái họ sẽ thừa kế công ty. Được làm người thừa kế có cái tốt cũng có cái xấu, làm tốt sẽ được khen "hổ phụ sinh hổ tử", không gánh nổi sẽ bị chê là thứ vô dụng phá nhà.
Dưới đây là ba ví dụ về "phú nhị đại" luôn khiến tôi suy ngẫm.
01
Công ty L là một ví dụ về người thừa kế thành công mà tôi tận mắt chứng kiến. Đó vốn là một nhãn hiệu lâu đời đã tồn tại hơn 60 năm. Con trai chủ tịch cũng là một người giỏi giang mới đi du học về. Nhưng vấn đề là, quan điểm trong việc kinh doanh của cậu ấy và bố mình hoàn toàn trái ngược.
Bố cậu ấy cho rằng chỉ cần duy trì chất lượng sản phẩm, làm ăn ổn định thì việc kinh doanh tự nhiên sẽ ngày càng phát triển. Trong khi cậu con trai nghĩ đã có sản phẩm tốt thì không thể cứ thế lẳng lặng làm rồi mong người ta tự biết đến mình được. Giờ thị trường cạnh tranh kịch liệt như thế, phải tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu mới được.
Các phương án quảng cáo của cậu ấy bị cả chủ tịch và các quản lý lâu năm trong công ty phản đối kịch liệt. Họ cho đó là liều lĩnh, nóng vội và đầy rủi ro. Để đấu tranh cho ý tưởng của mình, cậu ấy đã phải nỗ lực rất nhiều, cũng căng thẳng không kém gì những người đang nỗ lực tiến lên ngoài kia.
Mọi người thường nghĩ công ty của cậu ấy thì cậu ấy muốn làm gì mà chẳng được, đâu cần cạnh tranh như người đi làm thuê bên ngoài. Thực ra không hẳn vậy, một trong những thách thức lớn nhất của người thừa kế là việc xử lý xung đột quan niệm với các nhân viên kỳ cựu, những người đã cống hiến cho công ty từ khi nó mới ra đời.
Ai cũng muốn giải quyết chuyện này trong hòa bình, giữ những người có nhiều tình cảm và cống hiến cho công ty, khuyến khích họ dùng kinh nghiệm của mình để giúp bạn phát triển sự nghiệp. Nhưng sự cố chấp của những người nhiều kinh nghiệm luôn là một vấn đề nan giải, họ sẵn sàng phản đối bạn hay thậm chí là bỏ đi.
Thật may, cuối cùng người thừa kế công ty L cũng thuyết phục được bố mình cho thử những ý tưởng mới. Từng bước một, cậu ấy chứng minh được lợi ích từ phương án của mình, và thực sự đưa công ty lên một tầm cao mới như cậu ấy muốn.
02
Khác với công ty L, chủ tịch công ty C có một cách dạy con hoàn toàn khác. Ông ấy không cho con vào công ty làm giám đốc ngay, mà muốn cậu ấy tự mình vươn lên từ con số 0. Con trai ông ấy thậm chí còn không được đầu tư cho đi du học, muốn đi thì tự tìm học bổng rồi đi đâu thì đi.
Khi tôi quen biết người thừa kế của công ty C, cậu ấy sống như một nhân viên làm công ăn lương bình thường, cũng tối ngày khổ sở chạy đôn chạy đáo để hoàn thành KPI. Mãi đến khi cậu ấy leo lên chức cao của một công ty khác, chứng minh được thực lực của mình rồi, cậu ấy mới về công ty của gia đình.
Lúc đó tôi và bạn bè cùng trang lứa cũng đã có chỗ đứng nhất định trong xã hội, thấy cậu ấy bỏ công việc tốt như thế "nhảy" sang chỗ khác thì đều ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết đấy là công ty của nhà cậu ấy. "Phú nhị đại" ở ngay bên cạnh suốt bao nhiêu năm trời mà chúng tôi không hề hay biết.
Khoảng thời gian khổ cực lăn lộn bên ngoài cũng có ích cho cậu ấy, sau khi về công ty của gia đình, mọi việc đều khá thuận lợi.
03
Cha của J cũng có tư tưởng khá giống chủ tịch công ty C, ông ấy luôn rất nghiêm khắc với con, thậm chí không bao giờ khen cậu ấy, thường xuyên tỏ ra coi thường. Ông ấy không muốn con mình trở nên kiêu căng, mà muốn cậu ấy nỗ lực hơn nữa.
Sau vài năm nỗ lực J mới có được chút thành tích, chứng minh được thực lực của mình. Khi đó người cha mới tạm cho rằng cậu ấy đủ tư cách làm người thừa kế của mình và đưa về công ty tiếp tục đào tạo.
Phần lớn những người bình thường đều từng mơ được sinh ra trong gia đình giàu có, để có được mớ tài sản thừa kế kếch sù mà chẳng phải nỗ lực nhiều, để không phải ra ngoài lăn lộn vất vả, chịu thiệt thòi, chịu bắt nạt. Nhưng đời không như mơ, dù có là "phú nhị đại", bạn vẫn gặp nhiều khó khăn và vẫn phải nỗ lực như thường.
Lợi ích luôn đi kèm với trách nhiệm. Có thể được thừa kế một gia nghiệp to lớn đúng là một chuyện đáng mơ ước, nhưng nếu đã không có cái số được làm con nhà giàu, chúng ta đành chấp nhận sự thật và nỗ lực làm tốt việc của mình đi thôi. Dù sao thì, người ta có cái khổ của người ta, mình có cái phúc của mình.
Doanh nghiệp và tiếp thị