MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì "nói nhiều" và "ngạo mạn" chính là 2 thói xấu phải bỏ!

25-11-2019 - 20:45 PM | Sống

Con người vốn "bất thập toàn" và có muôn vàng thói xấu. Tuy nhiên dưới đây chính là hai thói xấu được cổ nhân khuyên nên loại bỏ ngay nếu không muốn bị chê trách ghét bỏ, thậm chí là nhận về cái kết bi thương.

Mỗi người sống trên đời không tránh khỏi những lúc lầm lạc, chẳng kiểm soát được bản thân và vô tình biến mình trở thành một nhân vật xấu vô cùng tận trong mắt mọi người xung quanh. Tuy nhiên, điều này không quan trọng bằng việc sau đó, chúng ta có nhận ra sai lầm của chính mình và đúc kết nó thành một bài học xương máu trong quá trình trưởng thành hay không.

Tăng Quốc Phiên (1811-1872) đã làm được điều đó. Thuở sinh thời ông đã đỗ Tiến sĩ ở triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình. Thậm chí sau đó còn được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh. Với quá nhiều cột mốc huy hoàng trên con đường học vấn, ít ai ngờ rằng ông cũng đã từng có những lúc lầm lạc với hai tính xấu: Nói nhiều và ngạo mạn. 

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì nói nhiều và ngạo mạn chính là 2 thói xấu phải bỏ! - Ảnh 1.

Vào năm Hàm Phong thứ 8 (năm 1858), vào một ngày tháng 3, Tăng Quốc Phiên đã viết trong quyển nhật ký của mình rằng làm người thì:

Tâm thái nên ổn định, đối xử tốt với mọi người

Luôn khiêm tốn, rộng lượng

Làm việc gì cũng nên làm chắc chắn, làm có trách nhiệm

Luôn biết giúp đỡ người khác.

Ngoài ra, có 2 tính xấu con người nên tránh, đó là kiêu ngạo và nói nhiều.

Nói nhiều

Riêng với tính xấu này, Tăng Quốc Phiên đã có lần phải bẽ mặt với văn võ bá quan triều đình Mãn Thanh. Chuyện kể rằng, nhân dịp sinh thần của phụ thân, Tăng Quốc Phiên hôm đó vì vui quá mà đã luyên thuyên rất nhiều với khách đến tham dự. Mãi cho đến một lúc, ông thấy mọi người gượng gạo thì mới giật mình nhận ra, “ồ hóa ra nãy giờ ta đã hành ngôn vô cùng lỗ mãng khiến mọi người không vui”. 

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì nói nhiều và ngạo mạn chính là 2 thói xấu phải bỏ! - Ảnh 2.

Kể từ sau đó, Tăng Quốc Phiên đã rút kinh nghiệm cho bản thân và dạy con cháu sau này nên kiệm lời, nói ít lại để giữ thể diện cho chính mình và mọi người xung quanh rằng: “Trước khi hành ngôn là phải biết mình biết người, sau đó việc gì không chắc thì khoan nói, hãy suy nghĩ trước cái đã. Nếu vô tình lỡ lời thì tuyệt đối không tranh cãi tới cùng chỉ vì cái tôi mà đánh mất hòa khí”.

Quả thật, đúng như những gì mà Tăng Quốc Phiên đúc kết, bài học về việc nói nhiều vẫn đúng cho đến muôn đời sau. Ngôn ngữ thực tình là thứ giúp kết nối thế giới, nhưng nó cũng mang tầm vóc của một quả bom: phá tan hòa khí, sát thương người khác, gây đổ vỡ các mối quan hệ,...

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì nói nhiều và ngạo mạn chính là 2 thói xấu phải bỏ! - Ảnh 3.

Chính vì vậy, điều cần nhất của mỗi người là hãy hành ngôn cẩn trọng nếu không muốn tự biến mình thành một kẻ chuyên “khua môi múa mép” ai cũng tránh xa. Nói năng từ tốn, điềm đạm, không bỏ bất kỳ thái độ yêu ghét khen chê gì vào âm lượng trong ngữ cảnh nghiêm túc và tất nhiên hãy suy nghĩ trước khi xuất khẩu. “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” - cổ nhân dạy cấm có sai bao giờ.

Ngạo mạn

Với bài học này, không chỉ riêng Tăng Quốc Phiên mà rất nhiều vụ việc có thật trong lịch sử khác đã ngộ chứng ra được nhưng tiếc rằng, cái giá phải trả thảm khốc vô cùng. Chẳng hạn như Quan Vũ - vị tướng nổi tiếng ở thời Tam Quốc, Trung Hoa đã phải chết thảm vì cái tính ngạo mạn của mình.

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì nói nhiều và ngạo mạn chính là 2 thói xấu phải bỏ! - Ảnh 4.

Cụ thể, trong trận Phàn Thành, Quan Vũ đã dùng kế dẫn nước sông nhấn chìm 7 đạo quân địch nên tỏ ra vô cùng đắc ý, ông kiêu ngạo với sự tài ba của chính mình, ai khuyên nhủ cho ý kiến gì cũng chẳng thèm nghe theo. Thế rồi với bản tính ấy, trong một phút sai lầm ông đã bị quân Ngô truy kích, bắt sống rồi hành quyết tại chỗ. Cái chết của Quan Vũ phần nào cũng đã chứng minh cho câu nói “kiêu binh tất bại”.

Ngoài ra, đại thi hào phương Tây - William Shakespeare cũng đã từng chia sẻ về cái kết của một người ngạo mạn rằng: “Một người ngạo mạn sẽ có cái kết bi thảm”. 

Ngày nay, thói kiêu ngạo không hẳn sẽ dẫn con người đến cửa tử như chuyện của Quan Vũ năm xưa, tuy nhiên ít nhiều nó cũng gây ra không ít tác động tiêu cực lên chính mỗi cá nhân sở hữu tính xấu này: hoặc là thất bại trong sự nghiệp, hoặc là bị mọi người xung quanh xa lánh.

Đời người muốn thành công, được trọng dụng thì nói nhiều và ngạo mạn chính là 2 thói xấu phải bỏ! - Ảnh 5.

Kiêu ngạo sẽ khiến đầu óc chúng ta dương dương tự đắc cho rằng bản thân mình tài giỏi hơn người, nhưng cũng chính vì những suy nghĩ ấy nó đã làm thui chột sự nhạy bén và tinh thần hiếu tri của mỗi cá nhân, điều này sẽ dẫn dụ chúng ta rơi vào mê lầm. Cứ thế, một khi sự cố ập đến sẽ không kịp trở tay, cầu cứu cũng chẳng ai giúp bởi trước đó họ khuyên mình có thèm nghe đâu.

Lời khuyên đưa ra là hãy biết khiêm tốn, đừng bao giờ ru ngủ bản thân bằng việc tự đánh giá chính mình tài giỏi hay sở hữu một cái gì đó hơn người. Thế giới này vốn xoay vần và bất định, chuyện ngày mai chẳng ai biết ra sao, tốt nhất là cứ thịnh tình đối đãi, khiêm nhu tĩnh lặng, để mọi người thương quý, chuyện bất trắc xảy đến ắt tự có người chung sức giúp mình vượt qua.

Theo Old Fashioned

Helino

Trở lên trên