Đời thăng trầm của nhà sáng lập Evergrande: Khi danh vọng tài lộc được dân làng tạc bia, lúc sa cơ lỡ vận bị đồng hương đổ tội
Các "lằn ranh đỏ" do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt ra vào năm 2020 đánh gục người giàu nhất Trung Quốc.
- 24-10-2021Sau bê bối Evergrande, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải rời bỏ BĐS
- 22-10-2021Evergrande thoát vỡ nợ vào phút chót
- 21-10-2021Thương vụ bán tài sản 2,6 tỷ USD bất ngờ đổ bể, Evergrande sắp cạn sạch tiền
Một thời vang bóng
Tỷ phú Xu Jiayin (Hứa Gia Ấn) đã xây dựng China Evergrande Group trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc trong vòng chưa đầy 25 năm. Nắm giữ hơn 70% cổ phần của công ty, người sáng lập đã có toàn quyền điều hành hoạt động của công ty.
Xu sinh năm 1958 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam. Cha ông từng chiến đấu kháng Nhật. Mẹ ông mất ngay sau khi sinh, và ông được một tay bà ngoại nuôi dưỡng. Xu đã tận dụng chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc để trở thành người giàu nhất đất nước.
Tại một ngôi làng ở thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, có một tượng đài bằng đá cao hơn 3 mét, khắc dòng chữ: "Xu Jiayin nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho quốc gia và mang lại hạnh phúc cho hậu thế."
Tượng đài được dựng lên bằng tiền quyên góp của cư dân để ca ngợi công đức của Xu cho ngôi làng.
Những đóng góp đó rất nhiều. Xu đã xây dựng các trường tiểu học và trung học cơ sở cho ngôi làng và sửa chữa tất cả các con đường trong làng. The Nikkei Asia, một quan chức giấu tên cho biết, khi Xu trở lại làng vào năm 2018, ông đã phát 3.000 NDT gần 470 USD), gạo và dầu ăn cho mỗi hộ gia đình.
Theo "Evergrande Group: Xu Jiayin," một cuốn sách được viết bởi Guo Hongwen và Xu Yahui, Xu khi còn nhỏ ngủ trên chiếc chõng tre và học ở chiếc bàn học bằng đất sét. Xu phụ giúp bà và cha mình bán thành quả lao động ở nông thôn.
Bước ngoặt trong cuộc đời ông đến từ kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia vào năm 1977. Xu nhập học thành công tại Học viện Gang thép Vũ Hán (nay là Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán). Sau đó, ông làm kỹ sư tại Wuyang Iron & Steel, một công ty nhà nước ở tỉnh Hà Nam.
Năm 1992, trong chuyến thăm tới Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã kêu gọi đẩy nhanh chính sách "cải cách và mở cửa". Trùng hợp, Xu được giao phụ trách quy trình xử lý nhiệt của công ty. Từ đó, ông nhanh chóng leo lên nấc thang cao hơn.
Mười năm huy hoàng, trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc
Cảm nhận được hơi thở của nền kinh tế tự do, Xu quyết định rời bỏ công ty nhà nước và công việc ổn định. Ông đến Thâm Quyến và bắt đầu tìm kiếm một công việc mới trong bối cảnh bùng nổ bất động sản nhờ tự do hóa việc sử dụng và giao dịch đất đai.
Ông gia nhập một công ty thương mại và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bất động sản. Năm 1996, với tám nhân viên ban đầu, Xu thành lập Evergrande.
Năm 1997, dự án đầu tiên của Xu là kế hoạch tái phát triển một khu đất rộng 11 ha ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, nơi trước đây đã có một nhà máy hóa chất nông nghiệp. Được bao quanh bởi các nhà máy khác, địa điểm này không lý tưởng cho một dự án khu dân cư. Nhưng với các điều khoản có lợi, người bán đã đồng ý để Xu trả góp.
Xu đặt tên cho dự án là Jinbi Garden. Anh mất một năm để hoàn thành việc mua bán, xây dựng chung cư và có những người mua nhà đầu tiên dọn đến ở.
Đó cũng là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhưng Xu nhanh chóng thu được tiền từ những người mua căn hộ.
Jinbi Garden đã mang về một số tiền khổng lồ và đưa Evergrande vào con đường phát triển thần tốc. Tập đoàn này tiếp tục xây dựng và bán các công trình phát triển nhà ở trên khắp Trung Quốc.
Evergrande niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào năm 2009. Xu trở thành tỷ phú và đến năm 2017 thành người giàu nhất Trung Quốc, nhờ giá cổ phiếu Evergrande tăng cao.
Sự cáo chung chóng vánh
Tuy nhiên, huy hoàng của Xu mau chóng vụt tắt. Vào mùa hè năm 2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố "ba lằn ranh đỏ". Các quy tắc này thay đổi hoàn toàn số phận của Evergrande và Xu.
Các chủ đầu tư phải giới hạn tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản ở mức 70%, giới hạn tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu ở mức 100% và đảm bảo nhiều tiền hơn so với nợ ngắn hạn.
Vào thời điểm đó, Evergrande đã đạt vị thế một nhà phát triển bất động sản hàng đầu. Họ không còn thận trọng như thời kỳ sơ khai.
Evergrande tích cực mở rộng sang các thành phố quy mô nhỏ hơn và ngay lập tức gặp khó khăn về tài chính. Công ty khổng lồ của Xu hiện đang chìm trong đống nợ khoảng 2 nghìn tỷ NDT (312 tỷ USD) và đứng trước nguy cơ chính thức bị tuyên bố vỡ nợ.
Với thời gian ân hạn 30 ngày kết thúc, khả năng Evergrande vỡ nợ đối với các trái phiếu dựa trên đồng đô la ngày càng hiện hữu.
Điều ngạc nhiên là những người ở Chu Khẩu, nơi có ngôi làng Jutaigang, quê hương của Xu, lại đổ dồn ánh mắt lạnh lùng về phía ông.
Một số cư dân cũng chỉ trích các thành viên gia đình của Xu, những người có lối sống xa hoa được phơi bày trong một bữa tiệc xa xỉ.
Họ cho rằng bởi vì Evergrande tăng giá nhà nên nhà ở đây hiện có giá từ 3.000 NDT đến 6.000 NDT/m2. Người dân bình thường không thể mua được.
Doanh nghiệp và tiếp thị