Đối thủ ngoại dồn dập đổ tiền đầu tư, ông trùm bán lẻ Masan đặt cược vào hệ sinh thái tích hợp ngân hàng, nhà thuốc, quán cà phê
Masan không có kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực bất động sản khi cho rằng lĩnh vực này mang đến cơ hội kinh doanh nhưng cũng có nguy cơ thua lỗ.
- 26-12-2022Tròn 1 năm mở bán, VinFast đã bàn giao bao nhiêu chiếc VF e34?
- 26-12-2022Trời lạnh có phải ‘kẻ thù’ của ô tô điện hay không? Đây là câu trả lời
- 26-12-2022Một mặt hàng mà Chủ tịch Samsung mặc để bay sang Việt Nam đã cháy hàng chỉ sau một ngày
Tập đoàn Masan của Việt Nam đã sản xuất mì ăn liền và bây giờ họ đang nắm trong tay một chuỗi cửa hàng để bán chúng, cùng với một loạt sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác, theo Nikkei Asia Review.
Tháng 9 chứng kiến sự mở rộng của Masan khi họ lần đầu tiên mở cửa hàng all-in-one (tất cả tại một điểm bán) - “Minimall” dưới thương hiệu WIN.
Chị Lành, một nhân viên văn phòng sống ở Hà Nội, đã trở thành khách quen của cửa hàng. "Thật tuyệt khi có thể mua thực phẩm tươi cùng thuốc gần nhà trên đường đi làm về", chị Lành nói.
Các cửa hàng minimall được thiết kế tích hợp các tiện ích như quán cà phê, hiệu thuốc và máy ATM do các công ty thuộc Tập đoàn Masan điều hành.
Mô hình minimall tích hợp quán cà phê, nhà thuốc và ngân hàng vào siêu thị WinMasrt+
Masan có các nhà đầu tư bao gồm công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba Group Holding và tập đoàn SK Group của Hàn Quốc. Masan đang có kế hoạch mở 100 Win Minimalls trên toàn quốc.
Masan không phải là công ty duy nhất đang 'theo đuổi' tầng lớp trung lưu phát triển của Việt Nam. Các đối thủ từ Thái Lan và Nhật Bản cũng đang tập trung tiến nhanh vào thị trường khi nhận thấy nhiều tiềm năng.
Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang thành lập tiền thân của Masan vào năm 1996 với vai trò là nhà cung cấp mì ăn liền. Được biết, hiện Masan đang nắm khoảng 1/4 thị trường mì ăn liền của Việt Nam - đưa công ty này đứng thứ hai sau Acecook của Nhật Bản.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ ba vào năm 2021 với 8,6 tỷ phần ăn. Trung Quốc và Indonesia lần lượt xếp thứ nhất và thứ hai.
Masan cũng nắm hơn 50% thị phần nước mắm, loại nước chấm không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Năm 2014, tập đoàn mở rộng sang lĩnh vực bia, củng cố vị thế là tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam.
Việc mua lại mảng bán lẻ của Vingroup trong năm 2019 đã thúc đẩy tăng trưởng mảng bán lẻ của Masan. Masan mua lại 2.600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi từ thương vụ với Vingroup, vốn đang gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận sau khi mở rộng. Giữa lúc có nhiều đồn đoán cho rằng một cá nhân nước ngoài sẽ vào cuộc, Masan đã nhanh chóng bước vào với mục tiêu bổ sung mạng lưới bán hàng dưới sự bảo trợ của mình.
Masan trở thành công ty có giá trị lớn thứ 4 của Việt Nam tính theo giá trị vốn hóa thị trường vào năm 2021. Trong nỗ lực bổ sung các dịch vụ tài chính vào danh mục đầu tư của mình, tập đoàn này đã mua 15% cổ phần của ngân hàng khu vực tư nhân Techcombank.
Bằng cách hợp tác với nhiều hoạt động khác nhau, Masan tìm cách phục vụ tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam.
Theo Euromonitor International, khoảng một nửa số hộ gia đình Việt Nam dự kiến sẽ trở thành tầng lớp trung lưu vào năm 2030, với thu nhập khả dụng hàng năm được dự báo sẽ tăng hơn 30%.
Masan hiện điều hành khoảng 3.500 siêu thị WinMart và cửa hàng tiện ích WinMart+. Tập đoàn này sẽ cắt giảm các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả và thêm các địa điểm mới cho đến khi đạt 10.000 cửa hàng dưới sự quản lý trực tiếp vào năm 2025. Tập đoàn bắt đầu nhượng quyền thương mại vào tháng 12/2021.
“Mạng lưới cửa hàng bán lẻ hiện đại của chúng tôi hiện chiếm 50% thị phần”, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết. Lũy kế ba quý đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất giảm 14% so với cùng kỳ xuống 55,5 nghìn tỷ đồng (2,35 tỷ USD), nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 32% lên khoảng 3,95 nghìn tỷ đồng.
Masan có lợi thế là có thể bán mì ăn liền và hạt nêm thông qua mạng lưới phân phối của chính mình. Chỉ có một vài chuỗi siêu thị đối thủ hoạt động tại Hà Nội nên tập đoàn này có thể không quá lo lắng trong việc lựa chọn địa điểm. Tập đoàn này giám sát một chuỗi cung ứng độc lập trải dài từ các trang trại lợn đến các kệ hàng, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Tuy nhiên, Masan phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ nước ngoài. Central Retail của Thái Lan đang chi 30 tỷ baht (861 triệu USD) trong 5 năm để tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại Việt Nam lên hơn 710. Aeon của Nhật Bản có kế hoạch mở khoảng 100 siêu thị trong và xung quanh Hà Nội vào năm 2025.
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của quốc tế như một điểm đến đầu tư hậu COVID cho các công ty đa quốc gia. Dựa trên việc không còn quy định kiểm tra đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ vào năm 2024 sẽ cho phép nhiều đối thủ quốc tế xuất hiện và cạnh tranh với Masan.
Dự đoán được sự cạnh tranh khốc liệt về giá trong tương lai, Masan đang nỗ lực mở rộng lĩnh vực hoạt động. Một mục tiêu là nguyên vật liệu pin, thứ có thể giúp công ty vươn lên khi nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu sử dụng xe điện sẽ gia tăng trong tương lai.
Masan sở hữu một mỏ vonfram ở Việt Nam là một trong những mỏ lớn nhất thế giới. Vào năm 2020, tập đoàn này thông báo mua mảng kinh doanh vonfram từ một công ty ở Đức và vào tháng 7, tập đoàn này đã đồng ý chi 45 triệu bảng Anh (54,6 triệu USD) để mua 15% cổ phần của Nyobolt, một nhà phát triển pin của Anh.
Masan không có kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực bất động sản. Phó Tổng Giám đốc Michael Hung Nguyen đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Ông nói, bất động sản mang đến cơ hội kinh doanh nhưng cũng có nguy cơ thua lỗ.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường