Dồn nén cảm xúc là con đường dẫn tới nghĩa địa gần nhất: Chúng ta có nhiều thứ bệnh, thực ra đều là tâm bệnh
“Rất nhiều thứ bệnh, thực ra đều là tâm bệnh. Khi bạn xử lý tốt cảm xúc của mình rồi, mọi vấn đề tự nhiên sẽ biến mất…”
- 09-01-2021Là người giàu nhất thế giới hiện tại, vì sao Elon Musk vẫn luôn 'hờ hững' với tiền bạc?
- 08-01-2021Chăm chỉ làm việc chính là cách để mình sống lương thiện và tử tế hơn
Bệnh trầm cảm mà mọi người thường hay nhắc tới trong y học hiện đại, trong Trung y, trong rất nhiều trường hợp thực ra là vì năng lượng cho cả cơ thể không đủ.
Khi năng lượng của một người ở mức thấp, trạng thái cơ thể cũng sẽ thấp theo, trạng thái cảm xúc và trạng thái ý thức cũng theo đó mà giảm.
Dưới con mắt của y học cổ truyền Trung Quốc, việc phân tích cụ thể các loại trầm cảm và tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm không có nhiều ý nghĩa.
Quan trọng hơn ở đây đó là: ý nghĩa đằng sau cái gọi là các vấn đề tâm lý là gì?
01
Bệnh trầm cảm là do năng lượng của "thân" (cơ thể) và "tâm" (nội tâm) không đủ
Y học hiện đại tách biệt cơ thể, tình cảm và ý thức ra, xem thân và tâm là hai thứ, chúng liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhưng trong Trung y, thân và tâm thực ra là một, gọi là "hình thần nhất thể", "hình" là cơ thể, "thần" bao hàm "tâm" (nội tâm) và "ý" (ý thức).
Bệnh trầm cảm mà y học hiện đại hay nhắc tới, đối với Trung y, trong rất nhiều trường hợp, thực ra là vì năng lượng của cả cơ thể không đủ.
Chúng ta đều biết, dù bình thường bạn là người vô cùng tích cực và lạc quan, nhưng giả sử nếu để bạn không ngủ 3 ngày liền, và trong 3 ngày đó chỉ để bạn ăn 2 bữa cơm, rồi bắt bạn làm rất nhiều việc, vậy thì khi ấy, liệu bạn còn có đủ tinh thần? Còn có lạc quan như cũ?
Khi năng lượng của cơ thể giảm xuống tới một mức độ nhất định nào đó, trạng thái thể chất, tinh thần và ý thức cũng đều sẽ theo đó mà giảm đi.
Lấy tiếp một ví dụ, khi bộ nhớ của máy tính đủ, bạn có thể chạy các chương trình ở phiên bản cao.
Nhưng khi bộ nhớ của máy tính không đủ, các chương trình phiên bản cao, đừng nói là chạy, đến cả tải về cũng chưa chắc đã được, và bạn chỉ có thể chạy phiên bản thấp.
Vì vậy, khi năng lượng của một người ở mức thấp, trạng thái cơ thể, tinh thần hay ý thức lập tức cũng đều sẽ bị giảm xuống theo.
Có thể tưởng tượng, trong trạng thái "phiên bản thấp" này, trong quá trình giao tiếp với thế giới, có rất nhiều thứ họ khó có thể tiêu hóa được, bao gồm cả thức ăn và cảm xúc.
Rất nhiều hoạt động hay vận động phức tạp cũng khó có thể thực hiện được, rất nhiều chuyện đều trở thành trở ngại.
Vận hành bên trong cơ thể cũng xảy ra vấn đề, chẳng hạn như xuất hiện các triệu chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao, hay nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, đây thực chất là vì cơ thể không thể dung nạp hay hoạt động tốt được sau khi rơi vào trạng thái năng lượng thấp.
Ở phương diện tình cảm cũng vậy, khi một người ở trạng thái năng lượng thấp, khả năng biểu đạt và tiếp nhận của họ cũng có thể xảy ra một vài vấn đề.
Họ sẽ trở nên khép kín hơn về mặt ý thức, tư duy và xã giao, họ có thể chỉ hấp thụ được những thứ mà mình muốn, những thứ khác họ đều sẽ cự tuyệt, ngay cả với những thứ mà trước kia họ chấp nhận được, giờ cũng có xu hướng cự tuyệt.
Trạng thái này thực ra là trạng thái của một người "đang bị nén", họ bị dồn nén cả về hình, khí, thần hay nói cách khác là cơ thể vật vật, tâm lý và cả ý thức.
Trong trạng thái bị ép, mọi thứ xung quanh họ như thời gian, không gian, xã hội, cuộc sống, hay tất cả những thứ họ có thể và muốn tiếp nhận cũng đều chịu lực ép này.
Cứ như vậy, họ bước vào một vòng tuần hoàn cả trong lẫn ngoài đều ở mức năng lượng thấp, nhưng bản thân lại chưa chắc đã ý thức được điều này.
Một khi rơi vào trạng thái này, mọi thứ từ thân thể cho tới tâm lý cứ thế dần dần trượt dần xuống dốc.
Nói tới đây chắc mọi người đã hiểu, khi nhắc đến những người mắc bệnh trầm cảm, phần lớn mọi người chỉ nghĩ đó là vấn đề của tâm lý, của hướng suy nghĩ, nhưng trên thực tế, nó không đơn thuần chỉ là vấn đề về mặt tinh thần, mà nó là vấn đề của cả một sinh mệnh.
02
Bệnh tật chỉ là một cái tên gọi, chúng ta phải đi tìm hiểu từ ngọn nguồn của nó, chúng ta phải ngẫm
Vấn đề đầu tiên: Trầm cảm chỉ là vấn đề của cái đầu thôi ư?
Quan điểm của y học hiện đại đó là: bệnh trầm cảm hay tất cả các bệnh về tâm lý, đều có nguồn gốc từ sự thay đổi của các chất hóa học trong não.
Ví dụ, dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh, trạng thái tinh thần và tâm trạng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ của chất này.
Nhiều nghiên cứu về thuốc cho các bệnh về tâm thần đều dựa trên kiến thức này. Có phải trầm cảm thực sự chỉ là một sự thay đổi trong các chất dẫn truyền hóa học của não?
Vấn đề thứ 2: đại não bệnh trước hay cơ thể bệnh trước?
Y học hiện đại và tâm lý học cho rằng đây là một vấn đề về thần kinh và tâm thần, vì vậy những người bị trầm cảm và một số bệnh tâm thần được phép dùng nhiều loại thuốc ức chế các nguyên tố hóa học này hoặc ngừng hoạt động trí óc.
Nhưng sau bao nhiêu năm dùng, hiệu quả không tốt lắm.
Đối với một người chỉnh thể mà nói, thái độ sống, phương thức sống, sự thay đổi về tình cảm, tư duy, nhận thức, hành vi, lẽ nào chỉ là vì sự thay đổi của những vật chất hóa học này? Hoặc có khi nào là ngược lại?
Có khi nào là vì thâm, tâm, ý của chúng ta xuất hiện vấn đề nên khiến các vật chất hóa học ấy biến đổi?
Con người hiện đại rất dễ bị tẩy não, đơn giản là vì họ không có kiến thức về lĩnh vực này, truyền thông nói gì, bác sỹ nói gì thì chính là như vậy.
Nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn tới bệnh, bệnh của ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ khỏi, vấn đề cũng vĩnh viễn không thể được giải quyết.
Vấn đề thứ 3: vì sao ngày càng nhiều con người hiện đại mắc trầm cảm nói riêng và các bệnh tâm lý khác nói chung?
Chúng ta đều biết: ai cũng có những lúc hoặc giai đoạn không vui, ai cũng có rất nhiều cảm xúc.
Nhưng vì sao khái niệm trầm cảm lại xuất hiện? Hơn nữa số người mắc căn bệnh này lại ngày một nhiều? Chẳng phải rất lạ ư?
Văn hóa của thời đại của chúng ta có xu hướng không tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực trong khi chúng cũng là những cảm xúc rất bình thường, chúng ta sợ những lúc không vui, còn cho rằng: một người ở vào một giai đoạn nào đó không vui, không có năng lượng đi duy trì "cuộc sống như trước kia", đây là điều không thể chấp nhận được, là bất thường, là hâm hâm.
Ai cũng luôn cho rằng, một người sống là phải thật high, thật vui vẻ, tự tin, lạc quan, tích cực, như vậy mới đúng. Nhưng như vậy mới thực sự là bình thường ư?
Cũng giống như một năm có 4 mùa xuân hạ thu đông, đây là quy luật, cũng là hiện tượng tự nhiên, nhưng có người lại chỉ thích mùa xuân và mùa hạ, không thích mùa thu và mùa đông.
Vì vậy họ cự tuyệt thu đông, vì cự tuyệt, nên ngược lại rất dễ bị bệnh hoặc không thoải mái hơn khi mùa này xảy đến.
Điều tôi muốn nói ở đây là: rất nhiều căn bệnh hiện đại, thực ra đều là do chúng ta sáng tạo ra.
Nói cách khác: chúng ta không thể chấp nhận được rằng, à cuộc sống của mình chỉ có thể như này thôi, chúng ta ép nó chỉ giữ lại một vài khía cạnh của mình, cứ như vậy, sinh mệnh bắt đầu bị bóp méo, bắt đầu biến dạng và xuất hiện vấn đề.
Cũng giống như một dòng nước đang chảy, chúng ta lấy đá chặn nó lại, không cho nó chảy một cách tự nhiên nữa.
Tôi học cao học năm 1997 để nghiên cứu sâu hơn về tâm lý học và y học tâm lý. Tôi bắt đầu đọc sách tâm lý học khi còn học đại học.
Chúng ta đều biết trong xã hội cũ, không có chẩn đoán về các rối loạn trầm cảm và lo âu này, chỉ có hai loại: một được gọi là suy nhược thần kinh.
Khi đó, tất cả những người không vui, nghĩ không thông hay mất ngủ… đều được gọi là suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh khi ấy được chỉ định dùng 2 loại thuốc, một là oryzanol, và loại còn lại là vitamin B complex.
Khoảng những năm 1980, bắt đầu xuất hiện một tên bệnh mới, gọi là hội chứng mãn kinh.
Trước đó, không có căn bệnh này trong từ điển hoặc sách giáo khoa y học. Đến những năm 1990, hội chứng mãn kinh bắt đầu trở nên "phổ biến".
Nhiều phụ nữ trung niên sốt sắng đến thăm hỏi bác sĩ, dạo này tôi hay bị khó ngủ, chóng mặt, hay quên, buồn bực, hồi hộp, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn kinh nguyệt ... Đây có phải là mãn kinh không?
Bác sỹ nói, đúng vậy, bạn đang trong giai đoạn mãn kinh.
Bác sỹ và cả người bệnh đều không quan tâm xem: căn nguyên phía sau là gì, chỉ cần một câu giải thích, "rất nhiều người đều như vậy", thế là an tâm.
Có một chuyện khiến tôi ấn tượng rất sâu sắc, đó là vào năm 3, 4 khi tôi đi thực tập, bệnh nhân trước khi vào gặp bác sỹ đứng ngồi không yên, sốt ruột lo lắng, nhưng sau khi được bác sỹ chuẩn đoán nói rằng không sao, chỉ là triệu chứng mãn kinh, bệnh nhân ngay lập tức thoải mái hơn rất nhiều.
Cần phải chú ý rằng, chúng ta cần bệnh được chuẩn đoán rõ ràng là vì chúng ta cần một lời giải thích, cũng giống như cần tới sự phân loại, cần có số thứ tự hay cần tới đèn xanh đỏ hay biển chỉ dẫn dẫn đường vậy…
Ở một ý nghĩa nào đó mà nói, là nội tâm của chúng ta cần một lời giải thích, còn lời giải thích này có xuất phát từ thực tế cuộc sống của từng người hay không thì chúng ta không quan tâm.
Tôi đọc được một quan điểm của một bác sỹ tâm lý Tây y rằng: với một người đang hoang mang lo lắng, khi một ai đó nói với họ rằng, vấn đề này những người khác cũng gặp phải, họ sẽ không còn cảm thấy mình bị cô lập, không còn thấy mình khác thường, rồi sau đó, họ yên tâm.
03
Tất cả mọi loại bệnh đều đang nhắc nhở bạn rằng: hãy quay lại với bản thân "sinh mệnh"
Dưới góc độ của Trung y, đi phân tích cụ thể xem trầm cảm có bao nhiêu loại, tiêu chuẩn để phán đoán trầm cảm là gì, không có quá nhiều ý nghĩa.
Tất cả những cái gọi là vấn đề tâm lý, thứ cần để tâm ở phía sau là gì?
Là để ý tới mức độ khỏe mạnh của cơ thể và tinh thần, để ý xem bản thân hiểu mình bao nhiêu, để ý xem một người có sẵn sàng nhìn nhận lại chính xác bản thân mình hay không, có sẵn sàng đi hiểu và chấp nhận cái thế giới thực tế không được như ý muốn xung quanh mình hay không.
Hiểu xem bên trong mình rốt cuộc đang xảy ra vấn đề gì;
Hiểu xem mình phải làm sao để giải quyết những vấn đề đó;
Hiểu xem khi bản thân hòa nhập và giao thoa với thế giới bên ngoài, "thân, tâm và ý" của mình có những biến đổi ra sao.
Bởi lẽ cuộc đời vốn dĩ là thăng trầm, hỉ nộ ái ố tan hợp, đây đều là rất bình thường.
Cơ thể khỏe mạnh cũng như vậy, khi một người ở một giai đoạn nào đó thấy mình không quá ổn, nếu họ biết rằng đây là một hiện tượng bình thường, tâm lý sẽ không hoang mang, không phải đí tìm bác sỹ, rồi để người ta kê thuốc khiến tình hình sức khỏe của mình tồi tệ hơn.
Họ sẽ thông qua quan sát chính mình, hoặc sự nhắc nhở của người xung quanh, hoặc đọc sách suy ngẫm để nhìn nhận lại những mối quan hệ của bản thân với người nhà, bạn bè, nhìn nhận lại xem có phải mình đã quá nghiêm khắc với bản thân hay không.
Họ cũng sẽ nhân cơ hội này để nhìn nhận lại xem có phải mình đã quá khép mình lại, hoặc đã kiên trì quá lâu một thứ không cần thiết phải kiên trì, đang cố gắng bảo vệ những thứ không cần thiết phải bảo vệ.
Đồng thời để ý hơn đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện của bản thân, xem ở phương diện nào còn tồn tại những điểm mù mà trước đây mình không nhận ra, nhìn nhận lại xem cuộc sống của mình có phải đang quá đơn điệu hay không.
Khi ngoảnh đầu nhìn lại những vấn đề này, chế độ điều chỉnh bản thân đã tự động được bật. Sau một khoảng thời gian, bất kể là vấn đề về cơ thể vật lý hay tâm lý, đều sẽ có sự chuyển biến tốt hơn hoặc hoàn toàn biến mất.
Thực ra, bản chất của y học nên là như vậy, bất kể là Tây y hay Trung y, bản chất sơ khai đều nằm ở điểm này.
Thông qua các vấn đề và bệnh tật, thông qua cảm xúc và hiện tượng, đi phát hiện và nhìn thấu những ý thức, niềm tin và nguồn gốc của vấn đề.
Rồi từ cái gốc rễ ấy từ từ điều chỉnh, thay đổi bản thân, để sống ngày một vui vẻ và hạnh phúc hơn, chứ không phải là: bạn có bệnh, bạn phải uống thuốc, không được dừng.
Nếu cứ uống thuốc, cầu cứu từ bên ngoài, quả thực có thể giải quyết được vấn đề, bệnh của chúng ta đã không càng trị càng nhiều, bạn nói xem có phải không?
Trí thức trẻ