Đón tin vui từ đại dự án Lô B Ô Môn, cổ phiếu PVD trở lại vùng giá cao nhất trong 14 tháng
BSC ước tính, tổng khối lượng mảng khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan trong dự án này có thể đem lại cho PVD trên 200 triệu USD trong giai đoạn 2025 – 2027.
- 15-06-2023Góc nhìn CTCK: VN-Index tiếp tục tích lũy trong ngày cơ cấu ETF
- 15-06-2023VDSC: Giá cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn, phù hợp với đầu tư dài hạn
- 15-06-2023Cổ phiếu nhà Cường ‘đô la’ bị xả mạnh
Phiên giao dịch 15/6 chứng kiến sự bứt phá âm thầm của nhóm dầu khí khi đi ngược thị trường chung. PVS, PXS, PVC, POS,… đều tăng trên 4% giá trị; PVS bật tăng tới 8%, thậm chí PVB còn thiết lập mức tăng kịch trần “trắng bên mua”. Trong đó, cổ phiếu PVD của PV Drilling cũng tranh thủ tăng gần 4,3% lên mức giá 24.400 đồng/cp, qua đó trở lại vùng giá cao nhất kể trong vòng 14 tháng, kể từ tháng 4 năm ngoái.
So với đáy dài hạn hồi tháng 11 năm ngoái, thị giá PVD đã tăng gần 88%. Vốn hoá thị trường cũng theo đó tăng thêm hơn 6.300 tỷ đồng sau nửa năm, lên gần 13.600 tỷ đồng.
Hưởng lợi lớn từ đại dự án Lô B – Ô Môn
Thời gian gần đây, nhóm dầu khí đón nhận một vài thông tin hỗ trợ tích cực đến từ tình hình triển khai các dự án trọng điểm trong nước, điển hình như đại dự án Lô B Ô Môn. Chứng khoán SSI nhận định, PVD là một trong những công ty dầu khí được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này do đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng và khoan thượng nguồn để khai thác dòng khí đầu tiên vào năm 2026.
Dựa trên giả định FID sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2023, SSI Research dự phóng PVD có thể đạt CAGR lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2026 là 26%, trong đó backlog từ dự án Lô B sẽ là mấu chốt cho tốc độ tăng trưởng này.
Chung quan điểm, Chứng khoán BSC kỳ vọng PVD sẽ bắt đầu tham gia chiến dịch khoan cho dự án Lô B – Ô Môn kể từ năm 2025. BLĐ công ty cho biết hiện PVD đang tham gia gói thầu EPCI, và kỳ vọng dự án sẽ có FID vào khoảng quý 3/2023. Nếu kế hoạch đi đúng theo lộ trình, dự kiến PVD sẽ bắt đầu nhận phần công việc khoan các giếng khai thác kết từ năm 2025, bao gồm 77 giếng cho đến FG và 911 giếng cho đến khi kết thúc dự án. BSC ước tính, tổng khối lượng mảng khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan trong dự án này có thể đem lại cho PVD trên 200 triệu USD trong giai đoạn 2025 – 2027.
Lợi nhuận cải thiện nhờ giá thuê giàn cao hơn trong giai đoạn 2024-2025
Bên cạnh đó, BSC dự kiến giá cước thuê giàn khoan tự nâng duy trì ở mức cao (trên 100.000 USD/ ngày) sẽ cải thiện lợi nhuận của PVD trong thời gian tới.
Tính tới hết tháng 5/2023, mặc dù đã giảm 20% kể từ đỉnh, giá cước ngày của khu vực vẫn duy trì ở mức quanh 100.000 USD/ngày, với hiệu suất hoạt động lên tới hơn 90%. Trong bối cảnh số lượng giàn khoan hoạt động ở khu vực Đông Nam Á đã giảm đáng kể so với thời điểm năm ngoái (do xu hướng chuyển dịch các giàn sang Trung Đông), nhóm phân tích BSC cho rằng giá thuê giàn nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Cần lưu ý rằng, trong số tất cả các giàn khoan của PVD đều có đầy đủ việc làm trong cả năm 2023 vẫn có một số giàn như PVD II hay PVD III đang hoạt động với giá khoảng 60.000 – 70.000 USD/ngày tới cuối năm 2023, do hợp đồng đã ký từ trước. Vì vậy, PVD sẽ còn tiếp tục được hưởng lợi từ giá thuê giàn cao hơn trong giai đoạn 2024-2025.
Mặt khác, BSC cũng kỳ vọng trong thời gian tới các dự án chậm trễ trong giai đoạn trước sẽ được tái khởi động, nhằm bù đắp sản lượng cho các mỏ dầu khí đang dần cạn kiệt.
Dựa trên giả định giá dầu đạt 80 USD/thùng và giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 đạt 78.000 USD/ngày, BSC dự phóng KQKD năm 2023 của PVD đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 6.765 tỷ đồng (+25% YoY) và 368 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 151 tỷ đồng).
Nhịp sống thị trường