Dòng chảy dầu toàn cầu sẽ 'xoay vần' ra sao khi lệnh cấm vận Nga chính thức có hiệu lực?
Ảnh minh họa
Gần 7 tháng sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra tuy nhiên xuất khẩu dầu của Nga lại khá ổn định và chỉ thấp hơn khoảng 400.000 thùng/ngày (bpd) so với mức trước khi xảy ra xung đột. Điều này đang đặt ra câu hỏi cho các nhà phân tích rằng thị trường sẽ như thế nào nếu dầu thô của Nga bị trừng phạt hoặc bị áp giá trần?
- 20-09-2022Ấn Độ tiết kiệm 4,7 tỷ USD nhờ mua dầu thô với giá ưu đãi của Nga
- 20-09-2022Indonesia sẵn sàng cân nhắc mua dầu giá rẻ từ bất cứ quốc gia nào
- 19-09-2022'Lách' trừng phạt, kim cương của Nga đang bí mật chia cắt thị trường thế giới như thế nào?
Vào tháng 12 tới đây, xuất khẩu dầu của Nga có thể bị giảm hơn 1 triệu thùng mỗi ngày sau khi lệnh cấm vận dầu thô qua đường biển của EU với Nga có hiệu lực. Sự gián đoạn này sẽ tiếp tục diễn ra sau tháng 2, với hơn 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày khác bị cấm vận. Kể từ sau khi xung đột xảy ra và bị các quốc gia phương Tây tẩy chay dầu thô, Nga đã cố gắng đưa những thùng dầu của mình đến châu Âu thông qua những người mua đến từ thị trường châu Á, chủ yếu là 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ.
Như vậy, kể từ tháng 12 năm nay và hai tháng sau khi lệnh cấm vận dầu và các sản phẩm từ dầu của EU có hiệu lực, Nga sẽ phải tìm “bến đỗ” cho 2,4 triệu thùng dầu mỗi ngày nếu họ muốn giữ được mức xuất khẩu như hiện tại, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu vào tuần trước.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ phải chuẩn bị cho việc mất đi nguồn cung 2,4 triệu thùng mỗi ngày khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực. Điều này có thể khiến xuất khẩu và sản xuất dầu của Nga giảm sâu hơn, IEA cho biết thêm. Cơ quan này cũng dự kiến sản lượng dầu ở Nga sẽ giảm xuống còn 9,5 triệu thùng/ngày vào tháng 2 năm 2023 và giảm 1,9 triệu thùng/ngày so với tháng 2 năm 2022.
Theo nghiên cứu của hãng dữ liệu năng lượng Kpler do Bloomberg trích dẫn, khoảng một nửa nguồn cung của Nga sẽ phải tìm người mua mới và có thể được chuyển hướng sang châu Á và Trung Đông vào mùa đông này.
Theo ước tính của Kpler, khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày của Nga có thể đến một số quốc gia Trung Đông và Indonesia, Pakistan và Sri Lanka ở châu Á, hoặc Brazil và Nam Phi. Nếu điều này xảy ra, sẽ có một sự thay đổi lớn khác trong dòng chảy thương mại dầu toàn cầu. Indonesia có thể tìm được nguồn cung thay thế cho số lượng dầu họ đang nhập khẩu từ thành viên OPEC là Nigeria, trong khi Pakistan có thể giảm khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia.
Hiện tại, châu Âu đang nhập khẩu hơn 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Nga. Họ đang cố gắng lấp đầy các kho dự trữ trước khi lệnh cấm vận của toàn EU đối với nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển có hiệu lực. Trong tương lai, EU và G7 hy vọng rằng vẫn có thể duy trì dòng chảy dầu của Nga với điều kiện dầu đó bị áp giá trần hoặc ở mức giá có thể chấp nhận được. Các nhà phân tích nhận định, kế hoạch giới hạn giá dầu có thể phản tác dụng và khiến giá dầu tăng cao hơn vì dòng chảy thương mại sẽ lại bị cắt giảm, các tàu chở dầu thiếu hụt và xuất khẩu dầu của Nga vẫn có khả năng phục hồi đáng kể sau khi lao dốc.
Khi ông Putin ngừng cung cấp năng lượng bao gồm dầu thô, nhiên liệu, khí đốt tự nhiên và than cho các quốc gia đăng ký giới hạn giá dầu của Nga, điều này sẽ khiến thị trường bị thắt chặt và khiến giá dầu tăng vọt. Không rõ cơn bão sẽ đổ bộ ở đâu và như thế nào, nhưng rõ ràng là nó đang ngày càng hiện rõ, Rystad Energy cho biết trong nghiên cứu vào tháng trước.
Công ty nghiên cứu năng lượng cho biết nhập khẩu dầu thô Nga của EU dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 600.000 thùng/ngày vào tháng 12 năm 2022, giảm xuống còn 2,5 triệu thùng/ngày so với mức 3 triệu thùng/ngày trước khi xung đột xảy ra. Tuy nhiên, Rystad Energy kỳ vọng rằng Nga sẽ có thể chuyển một phần đáng kể khối lượng dầu thô hoặc 75% sản lượng đó sang châu Á và các thị trường khác. Bất kể Nga đang nắm giữ bao nhiêu thùng dầu thô và sẽ giao bao nhiêu tới các khách hàng không thuộc EU vào cuối năm nay, sự gián đoạn tiếp theo của dòng chảy dầu toàn cầu hiện đang xuất hiện.
Theo Oilprice
Nhịp sống thị trường