MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Động lực mới cho thị trường dầu mỏ

20-02-2017 - 10:20 AM | Thị trường

Chi phí sản xuất của các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ năm 2017 dự báo sẽ tăng lần đầu tiên trong vòng 5 năm, và các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng nước này sẽ buộc phải tăng giá để duy trì lợi nhuận, kéo giá dầu tăng theo.

Những đột phá trong công nghệ khoan và sản xuất dầu trong thập kỷ vừa qua đã làm giảm mạnh chi phí bơm dầu từ đá phiến sét, không chỉ làm hình thành một ngành sản xuất đá phiến mà còn là một ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn nước Mỹ – thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới – tạo ra một cuộc cách mạng về năng lượng và sự bùng nổ về sản lượng.

Kết quả của sự bùng nổ này là cuộc chiến giá dầu bắt đầu từ năm 2014, kéo dài tới 2015, khi các nhà sản xuất dầu đá phiến nhờ chi phí sản xuất không ngừng giảm đã tuyên chiến với ngành sản xuất dầu thô toàn cầu. Giá dầu do đó đã giảm một nửa, nhưng ở mức đó ngành dầu đá phiến Mỹ vẫn có thể duy trì, thậm chí có lãi.

Nhưng lần đầu tiên kể từ năm 2012, các nhà sản xuất đá phiến Mỹ chắc chắn sẽ phải tăng chi phí sản xuất trong năm nay. Theo số liệu điều tra của Rystad Energy, chi phí sản xuất dầu của họ sẽ tăng trung bình 1,60 USD/thùng lên 36,50 USD/thùng.

Các công ty dịch vụ khoan dầu đang lợi dụng vị thế để nâng giá các sản phẩm của mình, trong bối cảnh ngành dầu đá phiến Mỹ đang tận dụng cơ hội giá dầu tăng để khoan thêm những giếng dầu dày đặc, như ở vịnh Permian tại Tây Texas, đẩy chi phí sản xuất tăng lên.

Những công ty cung cấp giàn khoan, nhân lực, chuyên gia công nghệ... đang lấy lại lợi nhuận sau giai đoạn mở rộng sản xuất bằng mọi giá trong thời gian khủng hoảng. Một số hãng đã yêu cầu khách hàng phải trả giá thêm 10 - 15%, dù biết thực tế một số dịch vụ vẫn đang trong tình trạng dư cung.

Đó là chưa kể tới thực trạng nguồn cung cát frac đang dần trở nên khan hiếm.

Trong mấy tuần gần đây, khi giá dầu thế giới tăng trở lại, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã vội vã tăng cường khoan và sản xuất dầu, gây lo ngại khoan không đáp ứng đủ nhu cầu vào cuối năm nay.

Nhu cầu cát frac tăng mạnh sau khi các hãng sản xuất dầu tăng hàng trăm giếng tại các mỏ dầu từ Texas tới Bắc Dakota. Chỉ trong tuần trước, số giếng khoan ở Mỹ đã lên tới 591, cao nhất kể từ tháng 10/2015 và gần gấp đôi con số của 7 tháng trước đó.

Hãng tư vấn Raymond James dự báo số giếng khoan có thể đạt 1.000 vào cuối năm 2018. Chi phí sản xuất cát đang ngày càng đát đỏ. Các giếng khoan đang ngày càng sâu hơn và rộng hơn.

Hai năm qua, ngành cát frac nằm trong số những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá dầu giảm, buộc các nhà sản xuất phải giả ngân sách và thậm chí bị phá sản.

Nhưng những nhà sản xuất cát frac như Fairmount Santrol Holdings và U.S. Silica Holdings đang nâng dần mức giá bán, và các nhà sản xuất lại bắt đầu muốn ký những hợp đồng cung cấp dài hạn với hy vọng sản lượng dầu thế giới giảm sẽ giúp giá dầu ổn định trở lại và sau đó là tăng lên.

Trong báo cáo công bố tháng Giêng vừa qua, Raymond James ước tính nhu cầu cát frac sẽ cao kỷ lục trong năm nay, khoảng 55 triệu tấn, và vượt 80 triệu tấn vào năm tới, cao hơn 60% so với năm 2014, một phần do các nhà sản xuất cần thêm cát ở những giếng dầu.

Taylor Robinson, Chủ tịch công ty tư vấn PLG Consulting – chuyên giải quyết các vấn đề về hậu cần – cho biét nhu cầu cát frac đã tăng mạnh tron 6 tuần qua, và dự báo sẽ tăng vọt trong 7 tháng tới và ông Robinson cho biết: “Thị trường đang lo ngại sẽ không có đủ cát để đáp ứng nhu cầu”.

“Các nhà sản xuất dầu đang cố gắng đàm phán lại những hợp đồng dài hạn để cắt lỗ. Mọi người đã sắn sàng cho một làn sóng mới”.

Raymond James dự báo nhu cầu tăng sẽ đẩy giá cát tăng 60% lên 40 USD/tấn trong 18 tháng tới. Giá cát hiện khoảng 25 USD/tấn, so với 70 USD/tấn trước khi giá dầu sụt giảm.

Như vậy, cơ hội cho giá dầu tiếp tục tăng trong năm nay là rất lớn. Kết quả thăm dò ở 31 nhà phân tích và nhà kinh tế do hãng tin Reuters tiến hành cho thấy dự báo giá tham chiếu đối với dầu thô Mỹ – dầu thô ngọt nhẹ (WTI)- sẽ trung bình 56,08 USD/thùng trong năm 2017, cao hơn mức 43,47 USD/thùng năm 2016.

Giá dầu tăng trở lại mức 50 USD/thùng đã tạo động lực cho các công ty dầu đá phiến Mỹ khôi phục sản xuất.

Giá dầu tăng sau khi các nước sản xuất Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước sản xuất lớn ngoài OPEC như Nga nhất trí cùng nhau cắt giảm sản lượng.

OPEC đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng ở mức độ cao nhất từ trước đến nay, trong nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.

Trong báo cáo công bố ngày 10/2, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong tháng 1, OPEC đã thực thi 90% khối lượng cắt giảm sản lượng cam kết. Tháng 1 là tháng đầu tiên thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực, và nước sản xuất nhiều dầu nhất khối là Saudi Arabia thậm chí còn hạ sản lượng tới 116% so với mức cam kết. Bên cạnh đó, 11 quốc gia ngoài OPEC tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng với khối này cũng thực thi khoảng một nửa mức cắt giảm đã cam kết.

Vân Chi

RT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên