Đông Nam Á thiếu gạo, thế giới lo đối mặt với khủng hoảng lương thực diện rộng
Những lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng Đông Nam Á có giữ được danh hiệu nhà cung cấp gạo lớn cho thế giới hay không, khi các quốc gia như Indonesia và Philippines đang phải vật lộn để sản xuất đủ cho nhu cầu của chính họ.
- 20-03-2022Nhu cầu sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi tăng mạnh tại châu Á, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực
- 15-03-2022Giá trứng, gạo, dầu ăn, mì tôm... đồng loạt tăng, người tiêu dùng choáng váng
- 08-03-2022Việt Nam ưu đãi nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Campuchia với thuế suất đặc biệt
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Food vào tháng 3, xu hướng năng suất hiện tại sẽ không cho phép hai nước Indonesia và Philipines tự cung tự cấp gạo. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước đối với một mặt hàng thiết yếu đối với an ninh lương thực, ổn định chính trị và tiềm năng xuất khẩu.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Thiên niên kỷ mới đã mang lại một số thách thức cho các hệ thống trồng lúa ở Đông Nam Á, với lý do nhu cầu gạo ngày càng tăng, năng suất đình trệ và khả năng mở rộng đất đai trồng trọt bị hạn chế. Mối lo về tình trạng thiếu gạo đã quay trở lại."
Phát hiện này được đưa ra vào thời điểm mà những lo lắng về an ninh lương thực đang gia tăng trên khắp thế giới bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Động thái này đã khiến một trong những "giỏ bánh mì" lớn của thế giới lâm vào tình thế nguy hiểm, đẩy giá lương thực vốn đã tăng lên. Tuy nhiên, giá gạo vẫn tương đối thấp do sản lượng dồi dào và lượng dự trữ ở các vùng trồng trọt hàng đầu, giúp cuộc khủng hoảng lương thực không trở nên tồi tệ hơn.
Triển vọng về khả năng tự cung tự cấp gạo khác nhau theo từng quốc gia. Các nhà nghiên cứu cho biết Thái Lan và Việt Nam sản xuất nhiều hơn mức họ tiêu thụ, trong khi Indonesia và Philippines đã "đấu tranh liên tục" để đáp ứng nhu cầu gạo từ sản xuất của chính họ, thay vì dựa vào nhập khẩu.
Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng điều đặc biệt quan trọng đối với các khu vực như châu Phi hạ Sahara và Trung Đông là Đông Nam Á tiếp tục sản xuất lượng gạo thặng dư lớn, vì nó có thể giúp giảm biến động giá toàn cầu, cung cấp nguồn cung gạo ổn định với giá cả phải chăng hơn.
Nguồn tin từ các thương nhân xuất khẩu gạo cho hay, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Pakistan liên tiếp được điều chỉnh tăng trong những ngày gần đây.
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho biết, sau khi tăng 2 USD/tấn ngày 30/3, ngày 1/4/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 2 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 25% tấm. Giá gạo 100% tấm tiếp tục ổn định ở mức giá 338 USD/tấn.
Như vậy, sau khi tăng thêm 2 USD/tấn, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới ở mức 415 USD/tấn, gạo 25% tấm chào bán với giá 395 USD/tấn. Hiện tại, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá cao hơn gạo Thái Lan 5 USD/tấn, nhưng gạo 25% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 13 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 70 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Pakistan cũng được điều chỉnh tăng thêm từ 5-8 USD/tấn. Sau khi tăng 5 USD/tấn, gạo 5% tấm và 25% tấm của Pakistan bán ra lần lượt với mức giá 358 USD và 338 USD/tấn; sau khi tăng 8 USD/tấn, gạo 100% tấm của Pakistan chào bán với giá 353 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định ở mức 343 USD/tấn, 323 USD/tấn và 313 USD/tấn. Ấn Độ là nước có giá gạo xuất khẩu thấp nhất trong số 4 quốc gia xuất khẩu gạo truyền thống gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.