Đồng nghiệp ngoài 60 tuổi qua đời, để lại tiền tiết kiệm 1,7 tỷ đồng, nghe con trai anh ấy nói 1 câu, tôi “chột dạ” nhận ra sai lầm khiến tuổi già khổ sở
Sau khi chứng kiến đồng nghiệp qua đời, người đàn ông nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống. Ông biết yêu thương bản thân và tận hưởng cuộc sống của mình hơn.
- 01-03-2024U45 gặp lại đồng nghiệp cũ, sau 20 năm ai cũng làm giám đốc nhưng cuộc sống khác xa tưởng tượng: Hóa ra, thành công phải đánh đổi bằng 1 thứ "quá đắt"
- 20-02-2024Trong giờ làm việc, sếp hỏi "đồng nghiệp đâu rồi", người thường nói "không biết", người EQ cao trả lời khéo, ghi điểm cao
- 05-01-2024Tôi 62 tuổi, sau nghỉ hưu mới nhận ra: 2 đồng nghiệp bị cho là kém cỏi lại là người đáng ghen tỵ nhất, còn tôi đánh mất 3 THỨ quý giá
Đồng nghiệp sống khổ sở vì tiết kiệm
Chia sẻ dưới đây là tâm sự của ông Lưu, năm nay 63 tuổi, đã về hưu và sống 1 cuộc đời nhàn nhã*
Năm nay tôi 63 tuổi, sống ở 1 vùng quê Trung Quốc. Nhiều năm trước, tôi làm quản lý trong 1 công ty và có mức thu nhập khá tốt. Tuy nhiên, đối mặt với nhiều áp lực nên tôi vẫn không ngừng cố gắng, nỗ lực kiếm tiền lo toan cuộc sống.
Trong công ty, tôi gặp Vương Đức Hoa - 1 người đồng nghiệp lớn hơn tôi vài tuổi. Người đàn ông này lúc nào cũng sống tích cực, vui vẻ và đối xử tốt với tất cả mọi người. Vì vậy, anh Vương rất được yêu quý trong suốt những năm tháng đi làm.
Anh Vương thường xuyên tâm sự với tôi rằng hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, anh còn phải lo cho tương lai của con trai. Bởi vậy, người đàn ông này làm việc không biết mệt mỏi. Dù đã có tuổi nhưng anh Vương không mấy khi xin nghỉ vì bất cứ lý do gì. Thậm chí, anh còn sẵn sàng tăng ca để có thêm thu nhập cho gia đình.
Sau khi nghỉ hưu, 1 thời gian dài tôi không gặp lại người đồng nghiệp này. Một hôm, tôi bất ngờ nghe tin anh Vương đã qua đời vì mắc ung thư. Thời gian trước khi qua đời, đồng nghiệp của tôi vẫn làm việc cật lực, có dấu hiệu kiệt sức vì sức khỏe không cho phép. Có lẽ vì lao lực nên anh Vương không thể chống cự thêm, bất ngờ phát hiện mắc ung thư và qua đời chóng vánh.
Tới nhà anh Vương, trò chuyện với con trai anh, tôi càng hiểu anh ấy đã vất vả kiếm tiền thế nào. Từ khi còn trẻ tới lúc về già, người đàn ông này vẫn kiếm tiền ngày đêm không dám kêu than mệt mỏi. Bởi vậy, trước khi qua đời đồng nghiệp của tôi đã tiết kiệm được số tiền 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Số tiền này của anh Vương đều dành cho con trai sau khi qua đời nhưng người con trai cũng không thoải mái vì bố không còn trên cõi đời.
Nhận ra sai lầm làm tuổi già chật vật
Nghe những tâm sự của con trai đồng nghiệp, tôi vô cùng xúc động. Tôi nhận ra tiền bạc vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống nhưng không phải “tài sản” lớn nhất. Nếu như chúng ta vì tiền bạc mà đánh đổi sức khoẻ thì đồng tiền ấy cũng không đáng giá.
Tôi nhận ra mình cũng từng chạy theo đồng tiền mà bỏ quên 1 số giá trị khác trong cuộc sống. Chúng ta có thể quên đi sức khoẻ của bản thân, không biết yêu thương chính mình. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể bỏ lỡ 1 số mối quan hệ tốt đẹp, những phút giây bình yên bên gia đình…
Khi về già, nhiều người vẫn vì đồng tiền mà tự đẩy bản thân vào cuộc sống khổ sở. Đây là sai lầm mà rất nhiều người đang mắc phải khiến họ tự vướng vào những rắc rối. Tôi nhận ra mình cần kiếm tiền, tiết kiệm tiền nhưng cũng cần biết yêu thương, chăm sóc bản thân. Trước tiên, mỗi người cần đảm bảo 1 sức khoẻ ổn định. Tiếp theo, chúng ta cần trân trọng những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, duy trì và phát triển nó mỗi ngày.
Sau khi nghỉ hưu, dù không có nhiều tiền tiết kiệm nhưng tôi quyết định không đi làm thêm, ở nhà chơi cùng các cháu, an vui tuổi già. Tôi cũng dành nhiều thời gian để gặp gỡ họ hàng, bè bạn thân quen, trân trọng những phút giây được hàn huyên, tâm sự. Cuộc sống của mỗi người đều là hữu hạn, chúng ta nên sống từng phút từng giây đều ý nghĩa.