Động thái bất ngờ của Tổng thống Ukraine giữa lúc nóng bỏng
Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh sa thải đồng loạt các đại sứ đang làm việc ở 5 nước. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã sa thải đại sứ Ukraine tại Đức cũng như một số đại diện hàng đầu khác ở nước ngoài nhưng chưa rõ lý do.
- 10-07-2022Cảnh sát trưởng hé lộ thông tin bất ngờ về kế hoạch bảo vệ ông Abe Shinzo
- 10-07-2022Huawei cho rằng họ sẽ ngang hàng với Apple nếu không có lệnh trừng phạt của Mỹ
- 10-07-2022Khoảnh khắc không thể nào quên trong sự nghiệp lẫy lừng của vị chính khách đã đi vào lịch sử nước Nhật hậu thế chiến
Sắc lệnh được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố ngày 9-7, chấm dứt nhiệm kỳ của đại sứ Ukraine tại 5 nước gồm Đức, Ấn Độ, Cộng hòa Czech, Na Uy và Hungary.
Hiện vẫn chưa rõ những người này có được giao nhiệm vụ mới hay không.
Trước đó, ông Zelensky thúc giục các nhà ngoại giao của Ukraine nỗ lực thu hút sự ủng hộ và viện trợ quân sự của quốc tế dành cho Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine.
Tổng thống Zelensky kêu gọi phương Tây viện trợ thêm nhiều vũ khí, giúp Ukraine làm chậm bước tiến của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt một gói vũ khí mới nhất trị giá 400 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm 4 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS).
Mối quan hệ hiện nay của Ukraine với Đức, nước phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga và cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là vấn đề đặc biệt nhạy cảm.
Theo hãng tin Reuters, Đại sứ Andriy Melnyk được bổ nhiệm làm Đại sứ Ukraine tại Đức vào cuối năm 2014, trước khi ông Zelensky nhậm chức, và là nhân vật nổi tiếng trong giới chính khách và ngoại giao ở Berlin.
Ông Andrey Melnik thường có những phát biểu trên mạng xã hội, từng công khai tranh cãi về chính sách viện trợ của Đức dành cho Ukraine. Ông gọi Thủ tướng Olaf Scholz là "thanh xúc xích gan đáng xấu hổ" khi nhà lãnh đạo này không lập tức chấp nhận lời mời thăm Kiev của Tổng thống Zelensky. Sau đó, nhà ngoại giao xin lỗi về phát ngôn này.
Hiện tại, Ukraine và Đức mâu thuẫn về một tua-bin khí do Đức sản xuất đang được bảo trì ở Canada. Đức muốn Canada trả lại tuabin này cho Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga để vận hành đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu.
Thế nhưng, Kiev thúc giục Ottawa giữ lại với lý do việc vận chuyển tua-bin này đến Nga sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt lên Moscow.
Anh và Mỹ viện trợ tên lửa Harpoon cho Ukraine. Ảnh: AP
Tại Ukraine, ngày 9-7, các lực lượng phòng thủ Ukraine đã chiến đấu ngăn chặn lực lượng Nga dọc theo một số mặt trận.
Người đứng đầu TP Kharkiv ở phía Đông Bắc Ukraine cho biết đã xảy ra một vụ tấn công bằng tên lửa khiến 3 dân thường bị thương, mặc dù các cuộc tấn công chính của Nga vẫn tập trung vào Luhansk và Donetsk, ở phía Đông Nam của Kharkiv.
Các quan chức Ukraine nói rằng có các cuộc không kích nhằm vào cả hai tỉnh trong ngày 9-7, trong khi Bộ Quốc phòng Anh cho biết Moscow đang tập hợp lực lượng dự bị từ khắp nước Nga đến gần Ukraine.
Theo Thống đốc Luhansk Serhiy Gaidai, các lực lượng Nga đang "bắn phá dọc theo toàn bộ tiền tuyến". Mặc dù vậy, một cuộc phản công sau đó của Ukraine nhằm vào các kho vũ khí và đạn dược đã buộc Moscow phải dừng cuộc tấn công.
NLĐ