Dòng trạng thái gần 200 chữ nói lên vấn đề của nhiều sinh viên, mong bạn không nằm trong số đó
Nhiều sinh viên tự nhận bản thân cũng rơi vào tình huống tương tự.
- 04-11-2024Người đàn ông mua vé số trúng độc đắc hơn 700 triệu đồng nhưng lại không đến lấy thưởng: Cảnh sát khẳng định đây là đối tượng lừa đảo
- 03-11-2024Soi profile của Quán quân “The Next Gentleman 2024”: Là cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, từng gây “bão” bởi tấm ảnh chụp lén trên giảng đường
- 31-10-2024Cuốn tiểu thuyết của Hồ Điệp Thanh Thanh khiến NSƯT Tân Nhàn bỏ 100 triệu đồng để mua có gì đặc biệt?
Trong hành trình theo đuổi con đường học vấn, việc chuyển từ cấp 3 lên đại học là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi bạn học sinh. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà không ít bạn trẻ bắt đầu cảm thấy lạc lõng khi phải đối mặt với những thách thức và áp lực mới.
Mới đây, trong một group của các bạn học sinh 2k6 với hơn 660.000 lượt theo dõi, một bài đăng của tân sinh đã thu hút sự chú ý của dân tình. Theo đó, dù tự nhận là một học sinh khá chăm chỉ khi còn học cấp 2 - 3, nhưng từ khi lên đại học, bạn sinh viên này lại trở nên lười biếng hơn so với trước. Một ngày của bạn chỉ xoay quanh vòng tròn: Đi học - về nhà - nằm xem điện thoại. Có những ngày được nghỉ học, bạn sinh viên này chỉ "nằm" cả ngày, thậm chí không buồn ăn uống.
Toàn bộ chia sẻ của bạn sinh viên này như sau:
"Từ lúc lên Hà Nội học, cứ hôm nào phải lên trường học thì mình dậy đi học xong về lại nằm xem điện thoại đến chán thì ngủ. Lúc thì nằm không nghe nhạc. Hôm nào không có tiết được nghỉ là nằm cả ngày trên giường, có khi không cơm nước gì, chỉ dậy đi tắm rửa vệ sinh. Vì trường mình học có nửa buổi (học sáng nghỉ chiều và ngược lại). Nhiều hôm có bài tập nhưng cũng không dậy làm nốt mà để cho qua rồi xem điện thoại tiếp, gần thi mình cũng không học gì.
Trước khi lên đại học, mình là 1 đứa khá chăm học và học được. Có khi cả ngày học 3 ca đến tối về vẫn ngồi vào bàn học tiếp đến 1 -2h sáng từ cấp 2 lên đến cấp 3. Có thể không xuất sắc hay hơn ai, nhưng không biết tại sao từ khi lên đại học mình thấy không muốn học nữa, hay do ngành của mình?".
Bên dưới phần bình luận, netizen thi nhau để lại quan điểm của mình. Nhiều người tự nhận mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự giống nam sinh này. Đó là cảm giác mông lung khi bước sang một giai đoạn mới mà không biết nên làm gì, đặt mục tiêu gì.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng bạn sinh viên này đang mất định hướng học tập. Lên đại học, rời xa vòng tay của phụ huynh, các bạn sinh viên có nhiều thời gian tự do bay nhảy hơn, chính vì điều đó mà khiến nhiều bạn quên đi mất nhiệm vụ quan trọng của mình là học tập. Lâu dần có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không lường.
- Tại vì bạn chưa định hướng được rõ đam mê của mình đấy. Cấp 3 học chăm là do áp lực thi THPT nên có động lực. Lên đại học thấy chán là do vừa thoát khỏi kỳ thi đại học nên muốn xõa. Ví dụ bạn định hướng được đam mê của bản thân thì lên đại học sẽ rất chăm. Và đại học là nơi quyết định bạn sẽ là người như thế nào đó.
- Lên đại học phải tự giác thôi, chẳng ai nhắc nhở mình nữa.
- Mình cũng y chang bạn luôn, không hiểu sao giờ mình lại lười như thế, không có động lực học tập gì cả, chỉ muốn xõa thôi, có khi nằm cả ngày cũng được. Ngày xưa nằm nghỉ một tí là thấy có gì đó sai sai liền.
- Đúng là chuyện không của riêng ai, mình và nhiều người khác cũng rơi vào tình huống tương tự.
Song song với đó, netizen cũng đưa ra lời khuyên cho nam sinh này. Đại học là quãng thời gian quan trọng đối với mỗi người, giúp định hình bạn là ai trong tương lai nên nhiệm vụ học tập luôn phải đặt lên hàng đầu. Những thói quen tốt từ bậc đại học sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình bước chân vào thị trường lao động.
- Bạn nên học cách thay đổi thói quen đi. Tham gia nhiều chương trình, CLB để cảm thấy hứng thú với ngành của mình hơn. Động lực không có, thì kỉ luật cũng sẽ rất khó hình thành. Không phải ai cũng kỉ luật được bản thân lâu dài đâu.
- Giờ mới năm nhất, còn có thể thay đổi được thì cần lên kế hoạch hành động luôn đi, không để mấy nữa vẫn giữ thói quen này là nguy to.
- Đại học là quãng thời gian quyết định xem bạn là ai, vậy nên nhiệm vụ học tập phải luôn đặt lên hàng đầu, không bao giờ được bỏ bê. Chỉ cần lơ là một chút là đối thủ sẽ vượt lên liền.
Sinh viên làm gì để xây dựng động lực phát triển bản thân?
Việc xây dựng và duy trì động lực để phát triển bản thân là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi sinh viên. Để làm được điều này, sinh viên cần đặt ra mục tiêu cụ thể và khả thi cho bản thân, từ đó lên kế hoạch và phấn đấu không ngừng. Mục tiêu có thể là hoàn thành một khóa học mới, phát triển một kỹ năng cần thiết cho ngành nghề tương lai, hay đơn giản là cải thiện điểm số của một môn học cụ thể. Mục tiêu càng rõ ràng, động lực để thực hiện chúng càng lớn.
Sinh viên cần phát triển thói quen tự học và tự nghiên cứu. Thời đại thông tin mở ra biết bao cơ hội để học hỏi qua các khóa học trực tuyến, sách điện tử, và các nguồn tài nguyên giáo dục phong phú khác. Tận dụng những cơ hội này giúp sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức mà còn phát triển tư duy phản biện và khả năng tự học, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân.
Sự hỗ trợ từ mạng lưới quan hệ cũng giúp tăng cường động lực. Sinh viên nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô, hoặc tham gia vào các nhóm học tập. Việc này không những giúp họ có thêm nguồn lực khi gặp khó khăn mà còn giúp họ mở rộng quan điểm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lưu ý là khi đạt được mục tiêu nhỏ, sinh viên nên tự thưởng cho bản thân bằng những thứ mà bản thân yêu thích, giúp họ có động lực để tiếp tục hành trình phát triển bản thân. Điều này tạo nên một chuỗi hành động tích cực, khi mỗi thành tựu nhỏ lại là bước đệm cho mục tiêu tiếp theo.
Đối mặt với thất bại cũng là một phần của quá trình phát triển. Sinh viên cần học cách chấp nhận thất bại như một bài học quý giá, từ đó rút ra kinh nghiệm và xác định lại mục tiêu một cách linh hoạt. Tư duy tích cực và khả năng thích ứng với thất bại là yếu tố then chốt giúp họ không ngừng tiến bộ.
Cuộc sống đại học không chỉ là học tập mà còn là quá trình khám phá và phát triển bản thân. Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, chương trình tình nguyện… không chỉ giúp họ áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn mở rộng hiểu biết và kỹ năng sống.
Quan trọng nhất, sinh viên cần nhận thức rằng mỗi bước đi, dù nhỏ, đều có ý nghĩa trong việc hướng tới mục tiêu lớn hơn. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, mỗi sinh viên có thể phát triển bản thân mình, vươn tới thành công và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Tổng hợp
Đời sống pháp luật