Đông trùng hạ thảo thật đã "trốn" lên cao thêm 500m, ngay tại Tây Tạng: Sự thật đáng buồn!
Đông trùng hạ thảo tự nhiên đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, mất đi 70%-97% sinh khối.
- 27-01-2021Sự thật về 'nước thần kỳ xuất xứ từ Nhật Bản': Người bán ở Việt Nam đã thổi phồng công dụng, tung hỏa mù thế nào?
- 27-01-2021Càng hạn chế 1 gia vị trong chế độ ăn, bạn càng được hưởng những lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe: Cải thiện trí nhớ, chậm lão hóa, tâm trạng tốt hơn bất ngờ
- 19-01-2021Sự thật về đông trùng hạ thảo: Không phải cây, chẳng phải con, dược chất nằm ở bộ phận không ai nghĩ đến!
Từ xưa đến nay, đông trùng hạ thảolà một trong những dược liệu vô cùng quý hiếm, có giá trị rất lớn thực sự trong y học - khác với một số "thần dược" được nhiều dân mạng hoặc người bán hàng online "tự phong" để tăng giá, kích cầu ảo.
Mới đây, tác giả Trần Lê Kim Ngọc - Thành viên Dự án Thực phẩm cộng đồng - đã có loạt bài viết phân tích sâu sắc về giá trị cũng như thực trạng của đông trùng hạ thảo tự nhiên nói riêng và thị trường dược liệu đông trùng hạ thảo nhân tạo nói chung. Trong đó, tác giả tiết lộ một số liệu đáng buồn.
Một người du mục Tây Tạng bò trên sườn núi thuộc cao nguyên Tây Tạng để thu hoạch đông trùng hạ thảo. Ảnh chụp ngày 21/5/2016. Nguồn: Denverpost.com
Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) tự nhiên chỉ được tìm thấy ở châu Á, nằm giữa dãy Himalaya trên cao nguyên Tây Tạng, phát triển ở môi trường khí hậu đặc trưng nên khó có thể trồng đại trà.
Nhưng nhu cầu về đông trùng hạ thảo ngày càng tăng trên khắp thế giới dẫn đến tình trạng thu hoạch tùy tiện tràn lan, không kiểm soát và bảo vệ nguồn sản vật, khiến sản lượng thu hoạch tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis ngày càng giảm đến mức báo động.
Năm 2008, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yang Da-Rong (Trung Quốc) cho biết họ đã đi hết 47 chuyến trong hai mùa hè đến vùng Tây Tạng để tìm nấm C. sinensis. Kết quả khiến họ bị sốc: Vùng phát triển tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis đã dời lên cao hơn 500 mét so với 20 năm trước đây, tương đương với việc đã mất đi 70%-97% sinh khối của loại nấm này.
Điều này khiến các chuyên gia nghiên cứu nấm lo ngại chúng có thể bị tuyệt chủng.
Năm 1999 Trung Quốc đã liệt kê C. sinensis vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng. Họ kiểm soát nghiêm ngặt sản lượng thu hoạch. Do đó, chúng ngày càng khan hiếm, thậm chí gây ra các cuộc xung đột trong khu vực thu hoạch tại Tây Tạng và các vùng Tây Nam lân cận thuộc Trung Quốc. Giá được đẩy lên rất cao. Ví dụ, vào cuối những năm 90 thế kỷ 20, giá từ khoảng 5 USD/gam đã tăng lên đến 72 USD/gam hiện nay, khoảng 1,6 tỷ đồng- 1,8 tỷ đồng/kg.
Như vậy, đủ rõ lượng nấm đông trùng hạ thảo thu hoạch tự nhiên khó có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Hầu hết các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường không có được thành phần nấm sinh trưởng ngoài tự nhiên mà chỉ chứa thành phần nấm thay thế (nhộng trùng thảo C. militaris), hoặc chỉ gồm bộ phận thể sợi của C. sinensis được nuôi cấy công nghiệp, hoặc tệ hơn là ghi nhãn giả mạo.
Để đọc chi tiết hơn, xin mời quý độc giả bấm vào link loạt bài bên dưới:
Doanh nghiệp & Tiếp thị