MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đồng won chạm đáy 15 năm trong quý 2: Chênh lệch lãi suất là nguồn cơn của vấn đề?

12-07-2024 - 15:36 PM | Tài chính quốc tế

Đồng won của Hàn Quốc so với đồng USD trong quý 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15. Đồng won giảm trong bối cảnh bất ổn gia tăng xung quanh thị trường ngoại hối toàn cầu.

Đồng won chạm đáy 15 năm trong quý 2: Chênh lệch lãi suất là nguồn cơn của vấn đề?- Ảnh 1.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) công bố tuần trước, đồng won bình quân quý 2 ở mức 1.371,24 won đổi 1 USD. Con số này ghi nhận quý yếu nhất của đồng tiền Hàn Quốc kể từ quý 1/2009.

Mức giá hiện tại của đồng won so với đồng đô la Mỹ thậm chí còn thấp hơn so với quý 4/2008 là 1.364,30 won đổi 1 USD - thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thấp hơn mức 1.357,20 won đổi 1 USD của quý 4/2022 - sau đại dịch Covid-19.

Khi không có cuộc khủng hoảng quá lớn nào xảy ra trong nước và quốc tế, đồng tiền Hàn Quốc mất giá mạnh được coi là chuyện hiếm thấy.

Đồng won chạm đáy 15 năm trong quý 2: Chênh lệch lãi suất là nguồn cơn của vấn đề?- Ảnh 2.

Đồng USD

Biến động ngoại hối cao

Đồng won liên tục giảm, dù triển vọng kinh tế Hàn Quốc được cải thiện và dòng vốn bằng USD đổ vào nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này tăng. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/won ngày càng biến động trong 6 tháng qua.

Đồng won đầu năm 2024 ở mức 1.288 won đổi 1 USD, nay giảm 7% còn 1.376,70 won đổi 1 USD tính đến cuối tháng 6. Phần trăm giảm này thấp hơn so với cặp yên Nhật và USD là 14,2%, nhưng cao hơn so với một số loại tiền tệ chính khác như đồng euro (giảm 3%), đồng nhân dân tệ (giảm 2,4%) và đồng bảng Anh (giảm 0,6%).

Các nhà kinh tế cho rằng hiệu suất yếu kém của đồng tiền Hàn Quốc là do chênh lệch lãi suất quá lớn giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Giáo sư Ahn Dong-hyun tại Khoa Kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết trong trường hợp không có bất kỳ sự kiện lớn nào gây rủi ro cho nền kinh tế, yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là chênh lệch lãi suất thực giữa các quốc gia.

Vào tháng 5, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3,50% như dự đoán. Thống đốc BOK Rhee Chang-yong cho biết ngân hàng trung ương ngày càng không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất, chủ yếu là do rủi ro lạm phát ngày càng tăng.

Đồng won yếu đi sẽ làm phức tạp thêm động thái cắt giảm lãi suất, do chênh lệch lãi suất thực vốn đã lớn.

Theo dữ liệu của BOK, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hàn Quốc vào thứ Sáu tuần trước ở mức 3,227%, thấp hơn 111,2 điểm cơ bản so với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ của hai nước là thước đo chênh lệch lãi suất thực. Và thước đo này đã tăng thêm 50 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm ngoái.

Đồng won chạm đáy 15 năm trong quý 2: Chênh lệch lãi suất là nguồn cơn của vấn đề?- Ảnh 3.

Khu vực đổi tiền ở Myoengdong, Seoul (Ảnh: Yonhap)

Rủi ro tiềm ẩn tại các nền kinh tế khác trên thế giới

Những biến động trên thị trường ngoại hối gia tăng trong bối cảnh các nền kinh tế lớn đổ xô cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế sau nhiều năm duy trì lãi suất ở mức cao.

Nhà nghiên cứu Moon Da-woon tại công ty Korea Investment & Securities cho biết một loạt đợt cắt giảm lãi suất bất ngờ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển (Riksbank) và Ngân hàng Canada (BOC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã kéo giá trị đồng nội tệ của họ xuống, tiếp tục khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn.

Chính sách tiền tệ của Nhật Bản làm tăng thêm sự biến động của thị trường ngoại hối. Nền kinh tế lớn thứ hai châu Á ngần ngại chấm dứt các biện pháp nới lỏng định lượng, trái với kỳ vọng. Điều này đã khiến đồng yên Nhật suy yếu.

Kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022, các đồng tiền châu Á đã biến động cùng lúc hơn. Mối tương quan giữa đồng won Hàn Quốc với đồng yên cũng đã tăng lên đáng kể.

Theo Kedglobal

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên