Đồng Yên chạm đáy 34 năm, các quan chức có thể sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối
Trong ngày 27/3, đồng Yên Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD.
- 27-03-2024Loạt vấn đề sau sự cố tàu container đâm sập cầu ở Mỹ: Tàu từng có "tiền án" va chạm trước đó, nhiều thiết bị quan trọng có thể gặp sự cố, thủy thủ đoàn phát tín hiệu khẩn cấp… nhưng vẫn không kịp
- 27-03-2024Buồn của Trung Quốc: Chỉ 2 năm đã đóng cửa 20.400 trường mẫu giáo, nhiều giáo viên phải nghỉ việc vì một lý do đáng ‘báo động’
- 26-03-2024Phát hiện ‘luồng khí lạ’ không mùi, đội ngũ công nhân lập tức cho lấp kín, gần 2 thập kỷ sau mới biết là ‘kho báu khủng’, một lượng nhỏ cũng đủ dùng cho một ngành công nghiệp trong 200 năm
Trong ngày 27/03, đồng Yên đã giảm 0,3% xuống 151,97 đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 34 năm - khoảng hơn 1 tuần sau khi Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BoJ) chấm dứt chính sách lãi suất âm.
Các quan chức hàng đầu tại quốc gia này cũng đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ để chống lại nạn đầu cơ trên thị trường ngoại hối trong tuần này.
Ông Masato Kanda, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho biết: “Đà giảm giá của đồng Yên không phù hợp với các yếu tố cơ bản và bị chi phối bởi nạn đầu cơ. Chúng tôi sẽ thực hiện các động thái cần thiết để ngăn chặn tình trạng biến động quá mức của đồng Yên:”.
Thị trường cũng dự đoán chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác (ví dụ Mỹ) sẽ duy trì ở mức cao dù BoJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 17 năm của mình. Điều này tác động tiêu cực tới đồng Yên vì nhà đầu tư thường ưa chuộng các đồng tiền khác mang lại lợi suất cao hơn.
Sau quyết định mang tính lịch sử của BoJ vào ngày 19/03, đa số chuyên viên phân tích đang dự đoán NHTW sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào tháng 10/2024 tới.
Trước đây, Nhật Bản đã từng can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng nội tệ. Gần đây nhất, vào thời điểm tháng 9-10/2022, quốc gia này đã chi 9 ngàn tỷ Yên để hỗ trợ đồng Yên. Lúc đó, đồng Yên mạnh hơn bây giờ.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng