Dự án 12 tỷ USD có sự góp mặt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai đến đâu?
Dự kiến trong thời kỳ ổn định, sản lượng khai thác khí từ chuỗi dự án này sẽ ở mức khoảng 5,06 tỷ m3/năm.
- 05-01-2024Năm 2023: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách tương đương 9% tổng thu cả nước
- 24-11-2023Sau tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, "đại gia" Nga cũng muốn đầu tư dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam
- 20-10-2023Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn đầu tư xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam
Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn là chuỗi dự án khí – điện có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD cho toàn vòng đời dự án.
Chuỗi dự án bao gồm các dự án thành phần là dự án phát triển mỏ khí Lô B 48/98 & 52/97 (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn). Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km.
Dự kiến trong thời kỳ ổn định, sản lượng khai thác khí từ chuỗi dự án này sẽ ở mức khoảng 5,.06 tỷ m3/năm, hỗ trợ cung cấp khí cho tổ hợp các nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn trong bối cảnh các mỏ khí cũ trong nước đã dần cạn kiệt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bản an ninh năng lượng trong nước.
Tiến độ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn 12 tỷ USD
Dự án có sự góp mặt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO) – Nhật Bản, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PTT (PTTEP) của Thái Lan. Các đơn vị này cùng tham gia đầu tư theo hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) ở khâu thượng nguồn.
Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán MBS (MBS), là chuỗi dự án quan trọng với an ninh năng lượng trong nước nhưng Lô B – Ô Môn hiện đang gặp áp lực về thời gian lớn, đồng thời khối lượng công việc rất phức tạp.
"Trước mục tiêu đạt được dòng khí đầu tiên vào năm 2026 - 2027, chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần giải quyết các vấn đề về đến hợp đồng thương mại, thủ tục pháp lý, nguồn lực tài chính và năng lực thực hiện các gói thầu dự án; trong đó các hợp đồng thương mại được ký kết là tiền đề quan trọng để dự án có được Quyết định đầu tư cuối cùng (FID), từ đó triển khai các gói thầu với tốc độ nhanh hơn", MBS nhận định.
Liên quan đến vấn đề này, chiều ngày 28/3/2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác đã ký kết một số thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn, góp phần đảm bảo tiến độ chung cho toàn chuỗi dự án.
Bên cạnh các hợp đồng cơ bản như mua bán khí (GSPA), vận chuyển khí (GTA), đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA), dự án cũng đã có Hợp đồng bán khí Lô B (GSA) giữa bên bán là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với bên mua là Tổng Công ty Phát điện 2 – EVNGENCO2 (chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn I).
Theo hợp đồng GSA này, lượng khí khai thác từ Lô B sẽ được phân bổ một phần cho Nhà máy điện Ô Môn I với lượng khí mỗi năm khoảng 1.265 tỷ m3 trong giai đoạn bình ổn (tương đương 25% tổng lượng khí khai thác hàng năm của Lô B).
Trước đó vào tháng 10 và tháng 11/2023, các bên liên quan trong chuỗi dự án Lô B – Ô Môn đã ký kết các Thỏa thuận khung và Biên bản Thỏa thuận. Bên cạnh đó, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã thực hiện trao thầu hạn chế (LLOA) hai gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 ở khâu thượng nguồn, ngay cả khi dự án chưa có Quyết định Đầu tư cuối cùng. Đây là động thái linh hoạt của các bên liên quan trong dự án, nhằm đảm bảo tiến độ dự án khi Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) chưa được chấp thuận nhanh chóng.
"Theo thông tin mới nhất, phía MOECO (thuộc Mitsui) – đơn vị nắm cổ phần trong dự án thượng nguồn và trung nguồn - đã đưa ra chấp thuận Quyết định Đầu tư cuối cùng cho chuỗi dự án Lô B. Như vậy, Quyết định Đầu tư cuối cùng sẽ cần thêm phản hồi từ phía PVN và PTTEP để được chính thức chấp thuận", MBS đánh giá.
Đời sống & pháp luật