Dự án 'Lên trời gọi mưa' gọi vốn 300.000 USD tại Shark Tank Việt Nam
Đánh giá cao ý tưởng và sự nhiệt huyết của nhà sáng lập gần 70 tuổi nhưng không Shark nào quyết định rót vốn cho dự án "Lên trời gọi mưa" của ông.
- 13-01-2018Các startup được cam kết đầu tư trong Shark Tank Việt Nam đừng vội mừng, có thể 30-40% các thương vụ sẽ bị hủy
- 08-01-2018CEO vừa gọi được 6 tỷ từ Shark Tank: "Em có thể sống cực khổ, sẵn sàng bán nhà bán cửa, nhưng em không bao giờ để cho anh em của em thiếu tiền"
- 05-01-2018Đối tác của bạn là bò tót, kẻ nhút nhát hay lão hà tiện? Biết rõ những kiểu người này, dù có đàm phán ở Shark Tank thì cũng dễ xử trí hơn nhiều
Đến với Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ), ông Phan Đình Phương - sinh năm 1950 - mang theo 10 bằng sáng chế cùng nhiều bài báo nói về các dự án của ông để giới thiệu với các nhà đầu tư.
Những sáng chế tiêu biểu của ông Phương có thể kể đến "Cầu rồng phun lửa, nước tại Đà Nẵng" hay "Ba lô chữa cháy"... Hiện ông Phương là Tổng giám đốc công ty An Sinh Xanh, Chủ tịch Hiệp hội sở hữu trí tuệ Đà Nẵng.
Năm 2009, ông Phương từng được Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia Hoa Kỳ (National Fire Protection Association - NFPA) kết nạp làm thành viên. Đây cũng lần đầu tiên NFPA “xé rào” khi đưa một người ngoài nước Mỹ vào hiệp hội này.
Ông Phan Đình Phương sở hữu hàng chục bằng sáng chế
Tự nhận mình là người chỉ biết sáng chế nhưng không giỏi kinh doanh, ông Phương đại diện cho An Sinh Xanh gọi vốn 300.000 USD đổi lấy 50% cổ phần công ty. Mục đích của việc huy động vốn là phát triển động cơ siêu mạnh cho dự án 'Lên trời gọi mưa'.
Theo miêu tả của ông Phương, động cơ này hoạt động nhờ sức hút của Trái đất, có thể bơm hàng tỷ tấn nước lên trời để tạo mây gây mưa, 'động cơ không cần nhiên liệu nhưng có thể chạy mãi'. Dự án mong muốn điều hòa khí hậu cho cả nước, giảm ngập lụt tắc đường tại thành phố cũng như mưa bão ở miền núi.
Tổng giám đốc An Sinh Xanh thừa nhận sau dự án về Cầu Rồng công ty lỗ vài tỷ đồng, không đủ tiền trả lương cho nhân viên nên hiện chỉ còn vài người.
Nhà sáng chế 68 tuổi cũng cho biết phía bên Nhật Bản đã đề nghị ông sang quốc gia này làm việc. Họ sẽ lo cho toàn bộ gia đình ông, đầu tư 100% cho dự án và chia đôi lợi nhuận nhưng nhà sáng lập An Sinh Xanh từ chối.
Các Shark đều đánh giá cao ý tưởng của ông Phương nhưng cho rằng sản phẩm rất khó thương mại hóa
Shark Trần Anh Vương - CEO Sam Holdings chia sẻ ông rất ngạc nhiên với những sáng chế của ông Phương. "Anh là một nhà sáng chế tâm huyết và đầy khát vọng, dù đã lớn tuổi", Shark Vương nói. Dù vậy, CEO Sam Holdings đánh giá dự án không phù hợp với ông nên quyết định không đầu tư.
Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Sunhouse cho rằng những sản phẩm của An Sinh Xanh hiện nay rất khó thương mại hóa nên ông không thể rót vốn. Tuy nhiên, Shark Phú hứa sẽ hỗ trợ ông Phương một khoản tiền để nhà sáng chế tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
Shark Thái Vân Linh - Giám đốc vận hành và chiến lược VinaCapital cũng đánh giá ý tưởng của ông Phương rất hay nhưng cho biết bà không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên từ chối đầu tư.
Trong khi đó, Shark Phạm Thanh Hưng - Phó chủ tịch CEN Group thừa nhận đây là thương vụ khiến ông khó đưa ra quyết định nhất. Shark Hưng nhận định đây đúng là một thương vụ mạo hiểm và những sản phẩm của ông Phương có thể tạo ra một cuộc cách mạng thật sự. Cuối cùng, Phó chủ tịch CEN Group cũng quyết định không đầu tư.
"Ba vòng tròn để thành công thì đam mê và năng lực có rồi, chỉ thiếu tính hiệu quả", Shark Hưng nói.
"Như dự án Cầu Rồng ông Phương chỉ làm vì đam mê dù lỗ mất vài tỷ. Quốc gia cần đầu tư cho những người như vậy. Ông Phương chỉ cần sáng chế còn để thương mại hóa sản phẩm cần cả một bộ máy", Shark Phú chia sẻ quan điểm.
Người đồng hành