Dự án vũ trụ Thaispace của Bầu Thụy giảm vốn điều lệ từ 26.600 tỷ xuống còn gần 2.300 tỷ đồng
Thaispace thay đổi cơ cấu cổ đông, chỉ còn 2 thành viên góp vốn đồng thời chuyển từ mô hình công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn.
- 14-04-2022Rót cả tỷ đô cho dự án vũ trụ ThaiSpace, Bầu Thụy lại muốn chi tiếp hơn 8.000 tỷ đồng mua thêm cổ phiếu Thaiholdings
- 05-01-2022Tham vọng vũ trụ Thaispace của bầu Thụy: Ba cha con trực tiếp góp hơn 25.000 tỷ đồng, nữ CEO tài năng mới chỉ 21 tuổi
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia, ngày 13/5 mới đây, vốn điều lệ của CTCP Thaispace - dự án vũ trụ do bầu Thụy và bên liên quan đầu tư - bất ngờ thay đổi, giảm mạnh từ 26.688 tỷ đồng xuống còn 2.275 tỷ đồng, tức chưa tới 1/10 vốn điều lệ công bố ban đầu.
Bên cạnh động thái giảm vốn, Công ty cũng công bố chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn, chính thức trở thành Công ty TNHH Thaispace.
Vốn điều lệ đăng ký ban đầu
Vốn điều lệ sau điều chỉnh
Với vốn điều lệ mới, Thaispace chỉ còn 2 thành viên góp vốn là CTCP Thaiholdings (tỷ lệ 17%) và Bầu Thụy (tỷ lệ 83%). Hai cổ đông sáng lập khác là bà Nguyễn Ngọc Mỹ Anh (con của Bầu Thụy) và ông Nguyễn Xuân Thái không còn xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này.
Được thành lập ngày 31/12/2021, Thaispace của có vốn điều lệ ban đầu là 26.688 tỷ đồng, trụ sở đặt tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Theo thông tin cơ cấu sở hữu được đưa ra, Bầu Thuỵ góp 75% vốn tương đương 20.016 tỷ đồng. Con gái ông là Nguyễn Ngọc Mỹ Anh (sinh năm 2001) làm Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Thaispace, đồng thời rót gần 2.669 tỷ, tương ứng 10% vốn tại Thaispace. Ngoài ra, con trai ông là Nguyễn Xuân Thái cũng nắm tỷ lệ vốn tương đương.
Tuy nhiên, theo thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp ngày 18/2/2022, ái nữ của Bầu Thụy đã không còn là CEO cũng như người đại diện pháp luật của Thaispace chỉ sau khoảng 1,5 tháng đương nhiệm. Gương mặt được thay vào vị trí này là ông Trịnh Văn Thiệm (sinh năm 1978).
Cơ cấu sở hữu ban đầu của Thaispace
Nhịp sống kinh tế