Dù bà Clinton hay ông Trumph chiến thắng, NĐT trên TTCK Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần cho điều này
Phong thái của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ khác nhau, các quan điểm cũng khác nhau, nhưng riêng về kinh tế, họ có những điểm chung.
- 22-10-2016Dù Donald Trump hay Hillary Clinton chiến thắng, 10 quốc gia này làm đau đầu tổng thống Mỹ tương lai
- 11-10-201610 lý do Donald Trump vẫn có thể trúng Tổng thống Mỹ
- 04-10-2016Tương lai nào cho TPP nếu bà Hillary Clinton lên làm Tổng thống Mỹ?
Ngày 8/11 tới đây, cuộc bầu cử Tổng thống mới của Mỹ sẽ chính thức diễn ra. Người dân sẽ quyết định bà Hillary Cliton hay ông Donald Trumph là người kế nhiệm vị trí này. Là nền kinh tế số 1 thế giới, kết quả cuộc bầu cử không chỉ được quan tâm ở Mỹ bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Phong thái của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ khác nhau, các quan điểm cũng khác nhau, nhưng riêng về kinh tế, họ có những điểm chung. Và dù bà Clinton hay ông Trumph chiến thắng, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần cho 2 điều.
Một là, cả 2 ứng cử viên đều không ủng hộ TPP
Đầu năm nay, vào ngày 4/2/2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Điều này đã tạo nên một sự bùng nổ trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán với niềm hồ hởi về các cuộc chơi lớn, sân chơi lớn, cơ hội lớn. Trước đó, TPP đã là từ khóa tạo nên động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và nhiều nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ TPP nói riêng trong suốt một thời gian dài.
Tuy nhiên, ký kết này không phải là điểm cuối cùng. Theo lộ trình cam kết, mỗi nước sẽ có thời gian chuẩn bị 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục để trình Quốc hội tại quốc gia mình phê chuẩn. Khi đó, TPP mới có hiệu lực.
Quan trọng, phải có ít nhất 6 quốc gia (chiếm tối thiểu 85% GDP của các quốc gia trong khối) phê chuẩn. Nói cách khác, TPP phụ thuộc rất lớn vào quyết định của Quốc hội tại 2 nền kinh tế lớn nhất trong TPP là Mỹ và Nhật Bản.
Thế nhưng, thời hạn 2 năm chuẩn bị của TPP trùng với thời điểm tổ chức bầu cử Tổng thống của Mỹ. Cuộc đua giữa 2 ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trumph vẫn đang vô cùng gay cấn, nhưng dù là ai trong 2 người này thì quan điểm cũng là “không ủng hộ Hiệp định TPP”.
Thực tế, quan điểm về ảnh hưởng của TPP đến nền kinh tế Việt Nam cũng khá trái chiều, lợi có, hại có. Nhưng nói chung, quan điểm của số đông là TPP sẽ đem lại tương lai tươi sáng cho nền kinh tế Việt. Và với nhà đầu tư, thị trường chứng khoán luôn cần một câu chuyện tích cực để làm động lực cho tăng trưởng.
Hai là, FED sẽ tăng lãi suất
Nói riêng về chính sách tiền tệ, cả 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều có chung quan điểm thắt chặt tiền tệ. Theo đó, lãi suất điều hành của FED sẽ có xu hướng tăng lên. Điểm khác biệt là nếu bà Hillary Clinton chiến thắng, lãi suất này sẽ tăng ở mức độ chậm. Còn nếu Trumph chiến thắng, xu hướng điều hành là lãi suất của FED sẽ tăng nhanh do thâm hụt ngân sách lớn và lạm phát tăng cao.
Về chính sách thương mại, cả 2 đều có quan điểm phản đối TPP. Bà Hillary Clinton vẫn chủ trương ủng hộ thương mại tự do toàn cầu và hội nhập sâu hơn với thế giới, đồng thời ủng hộ các Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực. Còn ông Trumph chủ trương tăng các rào cản thương mại đối với Trung Quốc và Mexico, đồng thời xem xét lại các Hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đang tham gia.
Việc FED tăng lãi suất được đánh giá là tác động đến xu hướng dòng tiền và diễn biến thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam với mối lo ngại về việc dòng vốn ngoại rút ra.
Moody Analytics đã đưa ra 2 kịch bản đối với nền kinh tế Mỹ. Nếu bà Hillary Clinton chiến thắng, nền kinh tế Mỹ được mở rộng nhanh hơn trong dài hạn và không phải đối diện với suy thoái. Lãi suất cũng sẽ ổn định.
Còn nếu phần thắng thuộc về ông Trumph, nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với sự tăng trưởng chậm và đối diện với 1 đợt suy thoái trong giai đoạn 2018 – 2020 với nợ công, thâm hụt ngân sách và lãi suất tăng nhanh.