Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam quý I/2023 cao thứ mấy trong khu vực ASEAN-6 theo cập nhật mới nhất?
IMF đánh giá, kinh tế Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đang quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch.
- 21-02-2023Một địa phương đặt kế hoạch thu hút đầu tư 115 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2026-2030
- 21-02-20231/4 các công ty châu Âu đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam
- 21-02-2023The Economist: Không quốc gia đơn lẻ nào thay thế được Trung Quốc, nhưng một nhóm nền kinh tế bao gồm Việt Nam có thể
Theo HSBC, tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN-6 trong năm 2023 dự kiến đạt 4,2%. Trong đó, kinh tế Việt Nam được dự báo có mức tăng trưởng đứng đầu khu vực, với GDP tăng 5,8% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là Philippines với tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo ở mức 4,8%. Với tăng trưởng GDP dự báo ở mức 4,3%, Indonesia là nền kinh tế có dự báo tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba trong khu vực ASEAN-6 căn cứ theo số liệu của HSBC. Theo sau là Thái Lan, Malaysia và Singapore với dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 lần lượt ở mức 4,1%; 4% và 2,1%.
Tính riêng quý I/2023, HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN-6 trong năm 2023 dự kiến đạt 4%. Trong đó, GDP Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng cao nhất ASEAN-6, với tăng trưởng GDP ước đạt 5,3%. Đứng thứ hai là Việt Nam, với GDP quý I/2023 tăng 5% so với cùng kỳ. Với tăng trưởng GDP dự báo ở mức 4,9%, Malaysia là nền kinh tế có dự báo tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba trong khu vực ASEAN-6 căn cứ theo số liệu của HSBC. Theo sau là Indonesia, Thái Lan và Singapore với dự báo tăng trưởng GDP trong quý I/2023 lần lượt ở mức 4,1%; 3,6% và 1,7%.
Dự báo mới nhất của HSBC và IMF về tăng trưởng GDP của khu vực ASEAN-6 trong năm 2023?
Báo cáo cập nhật dự báo kinh tế mới nhất của IMF cho biết, những cơn gió ngược mà kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt vào năm 2022 đã bắt đầu giảm bớt. Theo đó, các điều kiện tài chính toàn cầu đã dịu bớt, giá lương thực và dầu giảm, đồng thời nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi.
Theo IMF, điều này đang giúp cải thiện triển vọng trên toàn khu vực, với tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng lên 4,7% trong năm 2023 từ mức 3,8% vào năm 2022.
"Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới và là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại", IMF đánh giá.
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ thúc đẩy sự năng động của khu vực, với tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,3% trong năm 2023. Trong đó, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đang quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch.
Cụ thể, trong năm 2023, IMF dự báo kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN-6, với GDP tăng 5,8% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là Philippines với tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo ở mức 5%. Với tăng trưởng GDP dự báo ở mức 4,8%, Indonesia là nền kinh tế có dự báo tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba trong khu vực ASEAN-6. Theo sau là Malaysia, Thái Lan và Singapore với dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 lần lượt ở mức 4,4%; 3,7% và 1,5%.
Nhịp sống kinh tế